Đến nay, Dịch Covid-19 đã bước sang một giai đoạn mới. Tốc độ phát triển của dịch bệnh đã không dừng tại Trung Quốc, mà thêm một số nước c...
Đến nay, Dịch Covid-19 đã bước sang một giai
đoạn mới. Tốc độ phát triển của dịch bệnh đã không dừng tại Trung Quốc, mà thêm
một số nước châu Á đã trở thành ổ dịch. Các quốc gia châu Âu cũng bắt đầu
“khủng hoảng” vì dịch, nhiều nước phải tạm dừng các hoạt động tập trung đông
người; nhiều nơi áp dụng các biện pháp khẩn cấp như cấm nhập cảnh, đóng cửa
biên giới... Ngày 11/3, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công bố dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 do chủng mới của virus corona (SARS-CoV-2) là một đại dịch toàn cầu.
![]() |
Tình hình dịch Covid trong nước và trên thế giới ngày 11/3 |
Đến chiều 11.3, Hàn Quốc đã ghi nhận hơn 7755
ca mắc Covid-19. Tổng thống Hàn Quốc ngày 23.2 cũng quyết định nâng cảnh báo về
dịch Covid-19 lên mức cao nhất (mức đỏ). Nhiều quốc gia đã dừng nhập cảnh với
công dân Hàn Quốc vì lo ngại dịch bệnh.
Số ca nhiễm ở châu Âu cũng đang tăng nhanh,
trong đó nhiều trường hợp liên quan đến điểm nóng dịch bệnh tại Châu Âu. Italy
ghi nhận hơn 10.000 ca nhiễm, 631người đã tử vong. Một loạt các quốc gia như
Tây Ban Nha, Hy Lạp, Croatia, Pháp, Thụy Sĩ và mới nhất là Đức cũng xuất hiện
các trường hợp mắc bệnh. Tại Trung Đông, Iran đang là tâm điểm của dịch
Covid-19 với hơn 9000 ca nhiễm và 354 ca tử vong...
Để có được một sự “bình yên trong bão dịch” là cả một hành trình không hề ngắn, không hề đơn giản. Những y, bác sĩ ngày đêm chăm sóc người bệnh, nghiên cứu các chế phẩm để chống dịch. Những chiến sĩ quân đội ngày đêm canh gác đường mòn, lối mở ở biên giới để tránh trường hợp nhập cảnh trái phép.
Chiến sĩ nhường phòng ở của mình, ngày ngày
nấu cơm phục vụ những người cách ly trở về từ vùng dịch… Nhiều cuộc họp của Ban
Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 được diễn ra từng ngày, cập nhật các
biện pháp, chỉ đạo mới nhất, nhanh nhất. Một vấn đề là thời điểm cho học sinh,
sinh viên trở lại trường học cũng được “nâng lên, đặt xuống”, cân nhắc rất kỹ
lưỡng. Tất cả đều vì sự an toàn của xã hội và mỗi cá nhân.
Thành quả đã đạt được, sự bình yên nhất định
cũng trở lại với xã hội. Tuy nhiên, như những người đứng đầu đất nước và đứng
đầu ngành y tế nhiều lần khẳng định, chúng ta không thể một phút lơ là, chủ
quan với dịch. Hậu quả mà Hàn Quốc phải đối mặt chỉ vì sự chủ quan là bài học
nhãn tiền.
Cùng với đó, mỗi chúng ta cũng cần luôn nêu
cao cảnh giác, không thể thấy dịch vãn mà chủ quan. Hiện nay ý thức chống dịch
dường như cũng đã có dấu hiệu lơi lỏng, đã xuất hiện một vài trường hợp ý thức
kém, khi đi từ các nước có dịch về nhưng không thực hiện khai báo với cơ quan
chức năng và không tuân thủ việc cách ly, có rất nhiều người không đeo khẩu
trang ở nơi công cộng. Hay việc rửa tay bằng nước sát khuẩn cũng không còn được
duy trì thường xuyên. Khá nhiều nhà hàng, cửa hàng cũng xuất hiện tình trạng
nhân viên không đeo khẩu trang, “hồn nhiên” nói chuyện với khách… đây là điều
rất đáng lo. Bởi chống dịch thì lâu, mà tái dịch rất nhanh và dễ dàng. Những
thành quả bao người nỗ lực giành được, chỉ vì sự chủ quan của một vài đối
tượng, cũng có thể đổ xuống sông, xuống biển.
Tình hình dịch ở chúng
ta đang có những biểu hiện ngày càng phức tạp, nhất là sau khi phát hiện ca nhiễm thứ 17 thì đến nay số ca nhiễm tại Việt Nam đã lên đến con số 39. Vậy nên, chống dịch vẫn phải như chống giặc, một phút
cũng không được lơ là!
COMMENTS