Tình hình dịch bệnh Covid-19 đang có diễn biến phức tạp. Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn 2 của cuộc chiến phòng, chống dịch ...
Tình hình dịch bệnh Covid-19 đang có diễn biến phức tạp. Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn 2 của cuộc chiến phòng, chống dịch Covid-19 khi đã có 39 trường hợp mắc bệnh viêm đường hô hấp do COVID-19 (chủng mới của virus corona), Trong đó, 16 người mắc COVID-19 tính từ ngày 23/1 đến ngày 13/2 đã được chữa khỏi bệnh hoàn toàn, Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 24.782 (trong đó cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 14.200), tổng số mẫu đã xét nghiệm cộng dồn: 2.589.
Không phải cứ cách ly là nhiễm SARS-CoV2 ở đây chúng ta cần hiểu rõ lý do và mục đích của việc cách ly.
Mục đích của việc cách ly là để phát hiện sớm những dấu hiệu của bệnh ngay từ lúc mới xuất hiện, hạn chế lây nhiễm cho những người xung quanh, người cách ly được yêu cầu cách ly 14 ngày kể từ ngày nhập cảnh, từ ngày tiếp xúc cuối cùng với ca nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm Covid-19, từ ngày rời khỏi nơi có trường hợp bệnh. Nếu người nghi nhiễm Covid-19 được chẩn đoán không mắc bệnh thì những người cách ly do tiếp xúc gần với người này sẽ kết thúc việc cách ly.
Trong thời gian cách ly ở nhà, nơi lưu trú, người được cách ly phải chấp hành những yêu cầu sau:
Ở nhà, không đi ra ngoài trong suốt thời gian cách ly tại nhà. Nếu vi phạm, người cách ly bắt buộc phải vào khu cách ly tập trung.
Khi cách ly tại nhà thì ở trong phòng riêng thông thoáng, hạn chế tiếp xúc với người khác trong gia đình, cần tiếp xúc phải mang khẩu trang và giữ khoảng cách 2 m. Thường xuyên rửa tay bằng nước và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn. Không ăn uống chung với các thành viên khác trong gia đình. Sử dụng riêng các dụng cụ ăn uống. Tự thu gom riêng khẩu trang, khăn giấy lau mũi, miệng đã qua sử dụng cho vào 1 túi đựng rác thải riêng để trong phòng cách ly. Nếu trong thời gian cách ly, có xuất hiện triệu chứng, túi này sẽ được nhân viên y tế xử lý theo quy định của rác y tế. Nếu hết thời gian cách ly mà không có triệu chứng sẽ xử lý như rác thải thông thường.
Người cách ly ở nhà tự theo dõi sức khỏe hằng ngày. Đo nhiệt độ 2 lần mỗi ngày để xem mình có sốt (trên 37,50C) hay không. Theo dõi phát hiện các triệu chứng: ho, khó thở và thông báo ngay cho nhân viên y tế khi phát hiện một trong các triệu chứng trên.
Đây là phân loại các vòng cách ly theo khuyến cáo của Bộ Y tế Việt Nam.
Thực tế cho thấy, việc lây từ F1 sang F2 có tỷ lệ vô cùng nhỏ. Nếu F1 chưa có dấu hiệu phát bệnh thì tỷ lệ đó gần như bằng 0!
F0: Người được xác định đã mắc SARS-CoV2.
Biện pháp:
+ Điều trị cách ly tại bệnh viện theo chỉ định của bác sỹ.
+ Tự báo cho F1 về tình trạng của mình.
F1: Người nghi nhiễm hoặc tiếp xúc F0
Biện pháp:
+ Đeo ngay khẩu trang, giữ khoảng cách với người xung quanh trên 2m.
+ Báo cho cơ sở y tế gần nhất hoặc đường dây nóng.
+ Chuẩn bị đồ và đi cách ly tại bệnh viện.
+ Tự báo cho F2 về tình trạng của mình.
F2: Người tiếp xúc với F1.
Biện pháp:
+ Đeo ngay khẩu trang, giữ khoảng cách với người xung quanh trên 2m.
+ Báo cho cơ sở y tế gần nhất hoặc đường dây nóng.
+ Chuẩn bị đồ để cách ly tại nhà theo hướng dẫn hoặc nơi quy định khác.
+ Tự báo cho F3 về tình trạng của mình.
F3: Người tiếp xúc với F2
Biện pháp:
+ Đeo ngay khẩu trang.
+ Báo cho cơ sở y tế gần nhất hoặc đường dây nóng.
+ Tự cách ly, theo dõi tại nhà
+ Tự báo cho F4 về tình trạng của mình.
F4: Người tiếp xúc với F3. F5: Người tiếp xúc với F4.
Biện pháp:
+ Tự cách ly, theo dõi tại nhà
+ Báo cho cơ sở y tế gần nhất
Mong mọi người bình tĩnh, tỉnh táo. Hiện có những người trong diện F2, F3 đã được xác định thì kể cả ở khu dân cư bạn sống có những người trong diện đó cũng không nên hoảng loạn, điều cần thiết là phân biệt rõ: thế nào là dương tính, thế nào là nghi nhiễm, và mình thuộc F mấy để kịp thời có biện pháp cách ly phù hợp.
![]() |
Việt Nam chung tay đẩy lùi dịch Covid-19 |
Với cộng đồng mạng, lúc này hơn lúc nào hết mọi người cần phải bình tĩnh và ý thức được trách nhiệm công dân, trách nhiệm với cộng đồng để hành xử đúng mực và có trách nhiệm. Vì chỉ cần một bài viết, một thông tin sai sự thật hoặc cố ý gây tâm lý hoang mang đưa lên mạng là rất có thể để lại hậu quả nặng nề cho địa phương, cho cả cộng đồng, trong đó có người thân của mình.
Đừng vì sự tắc tách của một người mà làm cả bộ máy chính quyền bị cuốn vào phòng chống dịch khẩn cấp; làm đảo lộn cuộc sống, đe dọa sức khỏe và tính mạng của hàng chục, hàng trăm nghìn người. Lúc nào cũng vậy, nhất là lúc dịch bệnh đang hoành hành, mỗi chúng ta hãy là người mang lại điều tốt lành cho người khác, chứ đừng trở thành người gieo rắc tai họa cho người khác.
Thiết nghĩ, để mỗi người dân luôn có ý thức trách nhiệm trong phòng chống dịch bệnh cho cộng đồng không chỉ dừng lại biện pháp giáo dục, tuyên truyền mà cần phải xử phạt nghiêm theo quy định của pháp luật.
C.N
COMMENTS