Với sự phát triển với tốc độ “chóng mặt” của mạng xã hội trong kỷ nguyên kỹ thuật số, thông tin được chia sẻ một cách nhanh chóng, t...
Với sự phát triển với tốc độ “chóng mặt” của mạng xã hội trong kỷ nguyên kỹ thuật số, thông tin được chia sẻ một cách nhanh chóng, tạo nên sự cộng hưởng, lan toả mạnh mẽ, thúc đẩy cộng đồng hành động. Tuy nhiên, không gian mạng xã hội cũng có nhiều rủi ro do tính thiếu xác thực của thông tin.
Theo thống kê của Viện Chiến lược thông tin và truyền thông (Bộ Thông tin và Truyền thông), đến giữa năm 2018, Việt Nam có khoảng 360 mạng xã hội của tổ chức, doanh nghiệp trong nước được cấp giấy phép và đang hoạt động. Với khoảng 55 triệu người đang sử dụng mạng xã hội, chiếm khoảng 57% dân số và chủ yếu sử dụng Facebook, YouTube, Zalo…, Việt Nam đứng trong tốp 7 quốc gia có số lượng người dùng mạng xã hội đông đảo trên thế giới.
Khi mà xu hướng đọc tin trên mạng xã hội đang gia tăng thì có một con số đáng lo ngại theo khảo sát của chương trình nghiên cứu Internet và mạng xã hội cho thấy, gần 47% người dùng mạng ở Việt Nam bị ảnh hưởng bởi những thông tin vu khống, bịa đặt.
Hiệu ứng đám đông là những gì chúng ta vẫn nhắc đến khi hàng loạt những thông tin xuất hiện liên tục trên mạng xã hội. Và nếu đó là một thông tin giả có thể dẫn tới tiêu cực của hàng loạt vấn đề như kinh tế, xã hội, tạo dư luận xấu... thậm chí, tin giả có thể cướp đi cả tính mạng của một con người khi đăng tải thông tin sai sự thật lên mạng. Thông tin giả, thế nhưng hậu quả thật sự của tin giả là hiện hữu.
Tin giả có thể núp bóng dưới nhiều hình thức khác nhau như những dòng trạng thái bàn chuyện ô nhiễm tại một địa phương nhưng lại dùng hình ảnh tận bên kia địa cầu, xảy ra từ lâu trong quá khứ hay một bức hình của quan chức cao cấp bị gắn với một phát ngôn gây sốc, mọi người chia sẻ và bình luận mà không quan tâm xem nội dung đó có bị xuyên tạc hay không.
Tạo dựng clip, cắt ghép thông tin không có thật, dùng công nghệ để phát tán nhanh, thủ đoạn ngày càng tinh vi. Đó là những cách mà các đối tượng đang sử dụng để lan truyền những thông tin giả hiện nay trên mạng Internet.
Mặt khác, những thông tin giả đều gắn mã độc, khi người xem click vào các đường link, các thiết bị máy tính, điện thoại của người xem sẽ bị kiểm soát dẫn tới thường xuyên nhận được thông tin giả.
Ở một thủ đoạn khác, để tạo niềm tin của người xem, các đối tượng còn tạo dựng những website, tài khoản mạng xã hội với những thông tin đúng trong thời gian đầu nhằm thu hút số lượng người xem nhưng sau đó, các đối tượng sẽ lồng ghép các thông tin giả để người xem không còn phân biệt được đâu thật, đâu giả.
Nghiêm trọng hơn là tình trạng giả mạo các cơ quan, tổ chức. Ví như mới đây, kẻ xấu đã giả mạo trang Facebook của Ban Tuyên giáo Trung ương đưa thông tin sai sự thật.
Không thể lường hết được những hậu quả của tin giả. Tuỳ theo sự việc, đối tượng mà tin giả “nhắm” tới, nó có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực, nguy hại tới một cá nhân, một bộ phận, hoặc toàn xã hội.
Khi tung tin giả và nhận được sự “hưởng ứng” của cộng đồng, dư luận… đồng nghĩa với việc đối tượng tung tin giả đã dẫn dắt dư luận theo hướng sai lệch, làm người ta tin vào những điều mình xuyên tạc, dàn dựng, bóp méo… và suy luận theo cách mình muốn; từ đó gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Từ việc làm giảm, mất uy tín, danh dự; ảnh hưởng tới cuộc sống, gia đình, người thân của một cá nhân; đến việc ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của toàn xã hội. Thậm chí ảnh hướng tới lòng tin của người dân với luật pháp, chính sách, sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước…
Đơn cử như thông tin “máy bay rơi tại sân bay Nội Bài năm 2017”, “Hàng loạt trẻ em nhập viện vì ngộ độc thịt lợn có chứa thuốc an thần”, “giả mạo văn bản của TP.Đà Nẵng nhằm tạo “sốt đất” gia, giả mạo thông báo của Cục Hải quan bán xe thanh ly, thông tin thất thiệt về cậu bé tại Gia Lai tự tử vì không có áo đồng phục mới để đến trường, thông tin không chính xác hiện tượng bắt cóc trẻ con tại một số địa phương cũng gây hoang mang đối với phụ huynh trong toàn xã hội, phát tán thông tin không chính xác về dịch tả lợn châu Phi tại nhiều địa phương...
Và gần đây nhất là hàng loạt thông tin chưa được kiểm chứng liên quan đến vụ học sinh bị tử vong do bị bỏ quên trên xe đưa đón học sinh của Trường Tiểu học Gateway mà đỉnh điểm là tin đồn thất thiệt về việc tài xế lái xe đã tự tử... Động cơ của các đối tượng sản xuất loại tin tức giả, tin thất thiệt, chưa được kiểm chứng có thể vì mục đích tài chính, chính trị hay hạ uy tín của cá nhân, tổ chức một cách có chủ đích. Tuy nhiên, có những trường hợp, các đối tượng tạo ra tin tức giả chỉ đơn giản để được nổi bật, thu hút sự chú ý, thu hút được nhiều “like” để phục vụ mục đích cá nhân như bán hàng online…
Lợi dụng những thông tin thất thiệt trên, thời gian qua, các thế lực thù địch, các đối tượng bất mãn và cơ hội chính trị “có truyền thống” như tổ chức khủng bố Việt Tân, Phong trào anh em Dân chủ, Hội cờ vàng… cũng triệt để lợi dụng internet và lập nhiều trang Facebook để truyền bá thông tin giả, xuyên tạc tình hình trong nước. Điển hình là tài khoản “Nhật ký yêu nước”, “Friend of Việt Tân”, “Thanh niên công giáo”, “Radio Chân Trời Mới”, VOA blog… và hàng loạt trang Facebook của Cù Huy Hà Vũ, Đoan Trang, Nguyễn Văn Đài, Bùi Thanh Hiếu, Dũng Vova… đăng tải bài viết, chủ đề (status) với những ngôn ngữ, luận điệu đầy tính kích động, phản động. Mục đích của nhóm đối tượng trên rất rõ ràng, là đẩy mạnh thực hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ ta. Chúng xuyên tạc về chủ nghĩa xã hội, tư tưởng Hồ Chí Minh, từ đó phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Chủ tịch Hồ Chí Minh, phủ nhận mọi thành tựu công cuộc đổi mới đất nước, hô hào thực thi chiến lược “diễn biến hòa bình” và khi có cơ hội là tiến hành bạo động mà sự việc xảy ra ở tỉnh Bình Thuận tháng 6-2018 là điển hình.
Trước thực trạng này, thời gian qua, các cơ quan chức năng đã vào cuộc. Nhiều đối tượng tung tin giả mạo, xuyên tạc bịa đặt đã bị xử lý theo các quy định của pháp luật. Ngày 1/10, Công an tỉnh Quảng Bình cho hay, Phòng An ninh chính trị nội bộ, Công an tỉnh Quảng Bình, đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 12,5 triệu đồng đối với Hoàng Thanh Huyền (sinh năm 1996, trú tại phường Bắc Nghĩa, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình) về hành vi tung tin đồn thất thiệt về vi khuẩn Whitmore trên mạng xã hội. Ngày 12/3, một chủ tài khoản khác có tên "Đầm bầu thời trang mami" cũng bị xử phạt 20 triệu đồng, do đăng thông tin sai sự thật về dịch tả lợn châu Phi. Cách đây chưa lâu, Công an TP Hà Nội đã khởi tố, bắt tạm giam 2 đối tượng, gồm: Ngô Bá Sơn (SN 1984) và Vũ Văn Bằng (SN 1989) về hành vi “Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet”.
Theo thống kê của Viện Chiến lược thông tin và truyền thông (Bộ Thông tin và Truyền thông), đến giữa năm 2018, Việt Nam có khoảng 360 mạng xã hội của tổ chức, doanh nghiệp trong nước được cấp giấy phép và đang hoạt động. Với khoảng 55 triệu người đang sử dụng mạng xã hội, chiếm khoảng 57% dân số và chủ yếu sử dụng Facebook, YouTube, Zalo…, Việt Nam đứng trong tốp 7 quốc gia có số lượng người dùng mạng xã hội đông đảo trên thế giới.
Khi mà xu hướng đọc tin trên mạng xã hội đang gia tăng thì có một con số đáng lo ngại theo khảo sát của chương trình nghiên cứu Internet và mạng xã hội cho thấy, gần 47% người dùng mạng ở Việt Nam bị ảnh hưởng bởi những thông tin vu khống, bịa đặt.
Hiệu ứng đám đông là những gì chúng ta vẫn nhắc đến khi hàng loạt những thông tin xuất hiện liên tục trên mạng xã hội. Và nếu đó là một thông tin giả có thể dẫn tới tiêu cực của hàng loạt vấn đề như kinh tế, xã hội, tạo dư luận xấu... thậm chí, tin giả có thể cướp đi cả tính mạng của một con người khi đăng tải thông tin sai sự thật lên mạng. Thông tin giả, thế nhưng hậu quả thật sự của tin giả là hiện hữu.
Tin giả có thể núp bóng dưới nhiều hình thức khác nhau như những dòng trạng thái bàn chuyện ô nhiễm tại một địa phương nhưng lại dùng hình ảnh tận bên kia địa cầu, xảy ra từ lâu trong quá khứ hay một bức hình của quan chức cao cấp bị gắn với một phát ngôn gây sốc, mọi người chia sẻ và bình luận mà không quan tâm xem nội dung đó có bị xuyên tạc hay không.
Tạo dựng clip, cắt ghép thông tin không có thật, dùng công nghệ để phát tán nhanh, thủ đoạn ngày càng tinh vi. Đó là những cách mà các đối tượng đang sử dụng để lan truyền những thông tin giả hiện nay trên mạng Internet.
Mặt khác, những thông tin giả đều gắn mã độc, khi người xem click vào các đường link, các thiết bị máy tính, điện thoại của người xem sẽ bị kiểm soát dẫn tới thường xuyên nhận được thông tin giả.
Ở một thủ đoạn khác, để tạo niềm tin của người xem, các đối tượng còn tạo dựng những website, tài khoản mạng xã hội với những thông tin đúng trong thời gian đầu nhằm thu hút số lượng người xem nhưng sau đó, các đối tượng sẽ lồng ghép các thông tin giả để người xem không còn phân biệt được đâu thật, đâu giả.
Nghiêm trọng hơn là tình trạng giả mạo các cơ quan, tổ chức. Ví như mới đây, kẻ xấu đã giả mạo trang Facebook của Ban Tuyên giáo Trung ương đưa thông tin sai sự thật.
Không thể lường hết được những hậu quả của tin giả. Tuỳ theo sự việc, đối tượng mà tin giả “nhắm” tới, nó có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực, nguy hại tới một cá nhân, một bộ phận, hoặc toàn xã hội.
Khi tung tin giả và nhận được sự “hưởng ứng” của cộng đồng, dư luận… đồng nghĩa với việc đối tượng tung tin giả đã dẫn dắt dư luận theo hướng sai lệch, làm người ta tin vào những điều mình xuyên tạc, dàn dựng, bóp méo… và suy luận theo cách mình muốn; từ đó gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Từ việc làm giảm, mất uy tín, danh dự; ảnh hưởng tới cuộc sống, gia đình, người thân của một cá nhân; đến việc ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của toàn xã hội. Thậm chí ảnh hướng tới lòng tin của người dân với luật pháp, chính sách, sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước…
Đơn cử như thông tin “máy bay rơi tại sân bay Nội Bài năm 2017”, “Hàng loạt trẻ em nhập viện vì ngộ độc thịt lợn có chứa thuốc an thần”, “giả mạo văn bản của TP.Đà Nẵng nhằm tạo “sốt đất” gia, giả mạo thông báo của Cục Hải quan bán xe thanh ly, thông tin thất thiệt về cậu bé tại Gia Lai tự tử vì không có áo đồng phục mới để đến trường, thông tin không chính xác hiện tượng bắt cóc trẻ con tại một số địa phương cũng gây hoang mang đối với phụ huynh trong toàn xã hội, phát tán thông tin không chính xác về dịch tả lợn châu Phi tại nhiều địa phương...
Vấn đề tin giả - Tiêu điểm thời sự ANTV
Lợi dụng những thông tin thất thiệt trên, thời gian qua, các thế lực thù địch, các đối tượng bất mãn và cơ hội chính trị “có truyền thống” như tổ chức khủng bố Việt Tân, Phong trào anh em Dân chủ, Hội cờ vàng… cũng triệt để lợi dụng internet và lập nhiều trang Facebook để truyền bá thông tin giả, xuyên tạc tình hình trong nước. Điển hình là tài khoản “Nhật ký yêu nước”, “Friend of Việt Tân”, “Thanh niên công giáo”, “Radio Chân Trời Mới”, VOA blog… và hàng loạt trang Facebook của Cù Huy Hà Vũ, Đoan Trang, Nguyễn Văn Đài, Bùi Thanh Hiếu, Dũng Vova… đăng tải bài viết, chủ đề (status) với những ngôn ngữ, luận điệu đầy tính kích động, phản động. Mục đích của nhóm đối tượng trên rất rõ ràng, là đẩy mạnh thực hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ ta. Chúng xuyên tạc về chủ nghĩa xã hội, tư tưởng Hồ Chí Minh, từ đó phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Chủ tịch Hồ Chí Minh, phủ nhận mọi thành tựu công cuộc đổi mới đất nước, hô hào thực thi chiến lược “diễn biến hòa bình” và khi có cơ hội là tiến hành bạo động mà sự việc xảy ra ở tỉnh Bình Thuận tháng 6-2018 là điển hình.
Trước thực trạng này, thời gian qua, các cơ quan chức năng đã vào cuộc. Nhiều đối tượng tung tin giả mạo, xuyên tạc bịa đặt đã bị xử lý theo các quy định của pháp luật. Ngày 1/10, Công an tỉnh Quảng Bình cho hay, Phòng An ninh chính trị nội bộ, Công an tỉnh Quảng Bình, đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 12,5 triệu đồng đối với Hoàng Thanh Huyền (sinh năm 1996, trú tại phường Bắc Nghĩa, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình) về hành vi tung tin đồn thất thiệt về vi khuẩn Whitmore trên mạng xã hội. Ngày 12/3, một chủ tài khoản khác có tên "Đầm bầu thời trang mami" cũng bị xử phạt 20 triệu đồng, do đăng thông tin sai sự thật về dịch tả lợn châu Phi. Cách đây chưa lâu, Công an TP Hà Nội đã khởi tố, bắt tạm giam 2 đối tượng, gồm: Ngô Bá Sơn (SN 1984) và Vũ Văn Bằng (SN 1989) về hành vi “Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet”.
Tuy nhiên, hiện nay thực trạng tin giả trên mạng xã hội vẫn đang còn là một vấn đề nhức nhối, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều vấn đề của xã hội, nhiều khi còn gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích, quyền lợi tổ chức, cá nhân cũng như tính mạng, sức khỏe của công dân. Để hạn chế những thiệt hại này, mỗi cá nhân chúng ta cần phải tỉnh táo cũng như nhắc nhở người thân của mình cần phải tỉnh táo khi đọc thông tin trên mạng xã hội, có trách nhiệm hơn đối với mỗi cái “click” chuột khi chia sẻ, hay like một thông tin nào đó trên mạng xã hội, không nghe, tin theo những trang mạng xã hội của các thế lực thù địch, các đối tượng bất mãn và cơ hội chính trị. Có trách nhiệm hơn đối với mỗi thông tin mà mình đăng tải trên mạng xã hội, tránh trường hợp vi phạm pháp luật./.
COMMENTS