Ngày nay, sự bùng nổ của Internet phát triển đã mang đến nhiều thời cơ và cũng thật nhiều thách thức với Việt Nam. Bên cạnh những ...
Ngày nay, sự bùng nổ của Internet phát triển đã mang đến nhiều thời cơ và cũng thật nhiều thách thức với Việt Nam. Bên cạnh những lợi ích mà internet đưa lại thì đây cũng là môi trường thuận lợi để các thế lực thù địch lợi dụng hoạt động chống phá. Một trong những thủ đoạn phổ biến trong thời gian qua là chúng đã sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền, kích động chống phá, xuyên tạc sự thật.
Thiếu tướng, GS.TS Bùi Quảng Bạ - Nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, nguyên Viện trưởng Viện chiến lược và khoa học Công an cho biết: "Trang mạng xã hội cũng là một phương
tiện để các thế lực thù địch thông qua đó để tác động phá hoại tư tưởng. Một bộ phận những người mà có tư tưởng chống đối chế độ cũng lợi dụng để tập hợp lực lượng, hình thành những tổ chức trên mạng để mà tìm mọi cách chống đối chế độ chúng ta".
Không gian mạng đã trở thành một thế giới ảo với số số lượng người dùng cực lớn, để từ đó các thế lực thù địch, các đối tượng xấu đăng tải, chia sẻ nhiều thông tin độc hại được ví như những con vi rút nguy hiểm vào trong thế giới ảo. Chẳng hạn như thời gian gần đây, những vấn đề liên quan đến các hoạt động ngang ngược của TQ trên biển Đông, cái chết thương tâm của cháu bé tại trường Gateway, hoặc cuộc đấu tranh chống tham nhũng… đã cho thấy một cuộc “cách mạng” được các thế lực thù địch, các đối tượng xấu trong nước ráo riết thực hiện với số lượng lớn các bài viết được đẩy lên mạng xã hội với tốc độ cực nhanh và đa dạng với mục tiêu chính là để tuyên truyền tâm lý, tạo dư luận trong nước cũng như ngoài nước nhằm chống phá Việt Nam thông qua môi trường mạng Internet. Đây được xem là những chiêu trò thủ đoạn của các thế lực chống phá đã và đang dàn dựng trên không gian mạng để nhằm phá hoại nhận thức, đến tư tưởng của người dân Việt Nam, nhất là thế hệ trẻ.
Hay đơn cử như vấn đề biểu tình ở Hồng Kông những ngày qua, tưởng chừng như câu chuyện chẳng có gì liên quan đến Việt Nam, nhưng các đối tượng xấu ở trong và ngoài nước, số giáo sỹ cực đoan trong Công giáo cũng đăng tải nhiều bài viết trên mạng xã hội.Sự lệch lạc trong nhận thức về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội sẽ dẫn đến sai lầm trong hành vi, tạo nên những mối nguy về an ninh, bất ổn chính trị, xã hội. Một bộ phận người sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam thường có xu hướng quan tâm, thích (like) và chia sẻ (share) thông tin giật gân, tiêu cực, trái chiều hơn thông tin tích cực, một cách cố tình hoặc vô ý thức, bất chấp các hậu quả. Nhiều người cho rằng mạng xã hội là ảo, không phải chịu trách nhiệm về những phát ngôn, hành xử của mình. Tâm lý đó cộng hưởng với các công cụ được tạo ra để thu hút người dùng của truyền thông xã hội, cùng với sự bất cập, hạn chế trong quản lý của các cơ quan chức năng càng làm cho việc phát tán thông tin xấu, độc trở nên dễ dàng và nguy hiểm. Cần sự tỉnh táo, một cái đầu lạnh, một trái tim nóng trước những âm mưu chống phá của các thế lực thù địch. Bên cạnh đó, việc quản lý chặt chẽ mạng xã hội, truyền thông xã hội là việc cần làm ngay của các cơ quan chức năng.
COMMENTS