Theo thông tin từ Reuters, các tổ chức nghiên cứu Mỹ căn cứ dữ liệu định vị hàng hải cho thấy, từ ngày 7/8, tàu Hải Dương Địa chất 8 của Tru...
Theo thông tin từ Reuters, các tổ chức nghiên cứu Mỹ căn cứ dữ liệu định vị hàng hải cho thấy, từ ngày 7/8, tàu Hải Dương Địa chất 8 của Trung Quốc, vừa rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam sau hơn một tháng vi phạm EEZ và thềm lục địa Việt Nam.
Kể từ đầu tháng 7/2019, các tàu Trung Quốc đã ngang ngược xâm phạm bãi Tư Chính thuộc vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của Việt Nam với lý do để thực hiện một cuộc khảo sát địa chấn. Trong khi đó Mỹ cũng lập tức tàu sân bay Mỹ USS Ronald Reagan thực hiện nhiệm vụ tuần tra trên Biển Đông, thách thức các yêu sách hàng hải của Trung Quốc.
Ông Devin Thorne, nhà phân tích kỳ cựu của Trung tâm nghiên cứu quốc phòng tiên tiến - Center for Advanced Defense Studies (C4ADS) dẫn các dữ liệu của công ty phân tích hàng hải Windward khẳng định với Reuters: "Dữ liệu theo dõi tàu bè cho thấy tàu khảo sát Trung Quốc lúc này đã ra khỏi EEZ của Việt Nam, nhưng ít nhất 2 tàu hộ tống vẫn còn hiện diện ở khu vực khảo sát".
Chuyên gia này cho biết thêm: "Các tàu cảnh sát biển Việt Nam đã theo đuổi tàu Hải Dương Địa Chất 8 khi nó quay lại Đá Chữ Thập, và bây giờ dường như đang lảng vảng ở bên ngoài EEZ của Việt Nam". Đá Chữ Thập là 1 rạn san hô thuộc cụm Nam Yết của quần đảo Trường Sa (H.Trường Sa,
Khánh Hòa) của Việt Nam, nằm cách biệt về phía tây nam của cụm Nam Yết và về phía đông bắc của cụm Trường Sa, là một trong số 7 thực thể trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép từ đầu năm 1988 cho đến nay. Trung Quốc đã cải tạo mở rộng đá Chữ Thập thành đảo nhân tạo lớn nhất quần đảo Trường Sa.
Đây được coi là thắng lợi lớn của Việt Nam trong bảo vệ chủ quyền biển đảo. Với các bước đi kiên quyết, khéo léo cả về chính trị, ngoại giao, kết hợp với tranh thủ, sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, chúng ta đã giữ vững chủ quyền biển đảo, ngăn chặn âm mưu tranh chấp hóa chủ quyền biển đảo của Trung Quốc. Điều đó tái khẳng định, chủ trương giải quyết các vấn đề bất ổn ở Biển Đông của Đảng và Nhà nước ta là đúng hướng, kiên quyết bảo vệ chủ quyền, nhưng không để xảy ra chiến tranh, gây mất ổn định chính trị.
Ông Thorne lưu ý hiện không rõ liệu tàu khảo sát Hải Dương Địa chất 8 có ý đồ quay trở lại EEZ của Việt Nam hay không. Tuy nhiên, đây cũng có thể chỉ là động thái tạm thời để gây mất cảnh giác, âm mưu lặp lại hành động như ở bãi cạn Scarborough với Philippines hồi năm 2012. Vì vậy, các lực lượng chấp pháp Việt Nam vẫn hiện diện và tuần tra ở khu vực đối đầu, giám sát mọi hoạt động xâm phạm của Trung Quốc tại Quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa. Người dân Việt Nam khi tham gia các trang mạng xã hội cần tỉnh táo trước các thông tin không chính thống, thiếu chính xác dẫn đến nhận thức sai, dễ bị lôi kéo vào các cuộc biểu tình, phá rối gây phương hại về chính trị, ngoại giao, kinh tế, đặc biệt là ảnh hưởng đến đường lối giải quyết tranh chấp đúng đắn tại Biển Đông.
Diễn đàn đàm phán Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) vẫn là một giải pháp đấu tranh nhằm xây dựng sự đoàn kết giữa các quốc gia chống lại mọi hành động sử dụng vũ lực, de doạ sử dụng vũ lực; trong khi chờ đợi một giải pháp cuối cùng các bên kiềm chế không làm gì phức tạp thêm tình hình. Cần kêu gọi sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế và kiên quyết đấu tranh ngăn chặn các hoạt động phi pháp trên các vùng biển được xác định hợp pháp theo UNCLOS 1982./.
![]() |
Tàu hải cảnh 3901 và tàu Hải Dương Địa chất 8 của Trung Quốc hoạt động trái phép tại khu vực bãi Phúc Tần – Tư Chính |
Kể từ đầu tháng 7/2019, các tàu Trung Quốc đã ngang ngược xâm phạm bãi Tư Chính thuộc vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của Việt Nam với lý do để thực hiện một cuộc khảo sát địa chấn. Trong khi đó Mỹ cũng lập tức tàu sân bay Mỹ USS Ronald Reagan thực hiện nhiệm vụ tuần tra trên Biển Đông, thách thức các yêu sách hàng hải của Trung Quốc.
Ông Devin Thorne, nhà phân tích kỳ cựu của Trung tâm nghiên cứu quốc phòng tiên tiến - Center for Advanced Defense Studies (C4ADS) dẫn các dữ liệu của công ty phân tích hàng hải Windward khẳng định với Reuters: "Dữ liệu theo dõi tàu bè cho thấy tàu khảo sát Trung Quốc lúc này đã ra khỏi EEZ của Việt Nam, nhưng ít nhất 2 tàu hộ tống vẫn còn hiện diện ở khu vực khảo sát".
Chuyên gia này cho biết thêm: "Các tàu cảnh sát biển Việt Nam đã theo đuổi tàu Hải Dương Địa Chất 8 khi nó quay lại Đá Chữ Thập, và bây giờ dường như đang lảng vảng ở bên ngoài EEZ của Việt Nam". Đá Chữ Thập là 1 rạn san hô thuộc cụm Nam Yết của quần đảo Trường Sa (H.Trường Sa,
Khánh Hòa) của Việt Nam, nằm cách biệt về phía tây nam của cụm Nam Yết và về phía đông bắc của cụm Trường Sa, là một trong số 7 thực thể trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép từ đầu năm 1988 cho đến nay. Trung Quốc đã cải tạo mở rộng đá Chữ Thập thành đảo nhân tạo lớn nhất quần đảo Trường Sa.
![]() |
Ảnh vệ tinh ghi nhận Hải Dương Địa Chất 8 quay lại Đá Chữ Thập hôm nay 07/08/2019. |
Đây được coi là thắng lợi lớn của Việt Nam trong bảo vệ chủ quyền biển đảo. Với các bước đi kiên quyết, khéo léo cả về chính trị, ngoại giao, kết hợp với tranh thủ, sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, chúng ta đã giữ vững chủ quyền biển đảo, ngăn chặn âm mưu tranh chấp hóa chủ quyền biển đảo của Trung Quốc. Điều đó tái khẳng định, chủ trương giải quyết các vấn đề bất ổn ở Biển Đông của Đảng và Nhà nước ta là đúng hướng, kiên quyết bảo vệ chủ quyền, nhưng không để xảy ra chiến tranh, gây mất ổn định chính trị.
Ông Thorne lưu ý hiện không rõ liệu tàu khảo sát Hải Dương Địa chất 8 có ý đồ quay trở lại EEZ của Việt Nam hay không. Tuy nhiên, đây cũng có thể chỉ là động thái tạm thời để gây mất cảnh giác, âm mưu lặp lại hành động như ở bãi cạn Scarborough với Philippines hồi năm 2012. Vì vậy, các lực lượng chấp pháp Việt Nam vẫn hiện diện và tuần tra ở khu vực đối đầu, giám sát mọi hoạt động xâm phạm của Trung Quốc tại Quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa. Người dân Việt Nam khi tham gia các trang mạng xã hội cần tỉnh táo trước các thông tin không chính thống, thiếu chính xác dẫn đến nhận thức sai, dễ bị lôi kéo vào các cuộc biểu tình, phá rối gây phương hại về chính trị, ngoại giao, kinh tế, đặc biệt là ảnh hưởng đến đường lối giải quyết tranh chấp đúng đắn tại Biển Đông.
Diễn đàn đàm phán Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) vẫn là một giải pháp đấu tranh nhằm xây dựng sự đoàn kết giữa các quốc gia chống lại mọi hành động sử dụng vũ lực, de doạ sử dụng vũ lực; trong khi chờ đợi một giải pháp cuối cùng các bên kiềm chế không làm gì phức tạp thêm tình hình. Cần kêu gọi sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế và kiên quyết đấu tranh ngăn chặn các hoạt động phi pháp trên các vùng biển được xác định hợp pháp theo UNCLOS 1982./.
NTH
COMMENTS