Nhân chuyện ở một nơi giáo xứ nọ đang rầm rộ họp bàn, tập huấn để giúp giáo dân của mình đấu tranh phản đối các khoản thu phí trong nông ng...
Nhân chuyện ở một nơi giáo xứ nọ đang rầm rộ họp bàn, tập huấn để giúp giáo dân của mình đấu tranh phản đối các khoản thu phí trong nông nghiệp và các khoản thu trong các trường học, cách thức chống lại các khoản thu mà Nhà nước công bố, chống lại các chính sách thuế mà tất cả mọi người dân đều có nghĩa vụ phải đóng để được hưởng các quyền lợi cơ bản trong một đất nước.
Thiết nghĩ trong xã hội, một tổ chức nào đó muốn hoạt động và tồn tại được thì ít nhất phải có kinh phí mà phần lớn lấy từ nguồn đóng góp của nhân dân, hội viên nhằm trang trải các chi phí trong quá trình hoạt động. Có lẽ trong thực tế không có hội đoàn hay tổ chức nào mà hoạt động không cần kinh phí và hội viên khi tham gia không phải đóng một khoản phí nào bởi người ta không thể chỉ ngồi nhìn nhau ngày này qua ngày khác mà hội đoàn hay tổ chức vẫn tồn tại và phát triển được. Tổ chức tôn giáo cũng không nằm ngoài quy luật đó!
![]() |
Phiếu các khoản chi tại thánh lễ giáo xứ Trung Thành (ảnh minh họa) |
Tuy nhiên, ở các giáo xứ mọi giáo dân “đóng góp tự nguyện” cho giáo hội để phục vụ các hoạt động, lễ nghi tôn giáo mà tiêu biểu hơn cả là những khoản đóng góp để xây dựng nhà thờ và các công trình tôn giáo khác. Ở những xứ mà giáo dân có điều kiện kinh tế, các hộ gia đình sẽ đóng góp tiền theo tinh thần “tự nguyện” từ vài trăm cho đến vài triệu, vài chục triệu. Còn ở những xứ nghèo hơn, người dân còn khó khăn về kinh tế thì giáo dân “tự nguyện” đóng góp công sức, tức là bắt tay vào làm nhân công, dùng ngày công để đóng góp. Một ngôi nhà thờ xây dựng không chỉ ngày một ngày hai mà là vài năm, giáo dân hầu như quanh năm ngoài đi làm ruộng thì cũng chỉ đi làm nhà thờ, không làm gì khác để cải thiện đời sống kinh tế của mình. Tại sao, các vị “chủ chăn” lại không quan tâm tới việc giáo dân có đủ tiềm lực kinh tế để tham gia nghĩa vụ đóng góp cho nhà thờ hay không?
Nhìn vào mặt chung tại Giáo phận Vinh, đời sống của giáo dân vẫn đang còn đang gặp nhiều khó khăn, vất vả. Tuy nhiên qua đánh giá, khảo sát các khoản đóng mà trên danh nghĩa là ủng hộ nhà thờ, ủng hộ cha xứ hàng năm là không hề nhỏ. Mọi hoạt động đóng góp đều được cha xứ tự ý vạch ra, tự ý thu và chi mà không bị vấp phải ý kiến phản đối nào về các khoản thu, chi sai quy định. Phải chăng các ngài đang lợi dụng cái danh nghĩa quyền cao chức trọng là cha của một xứ, mình là người có quyền lực nhất xứ thì làm gì cũng không bị con chiên của mình phản đối.
Thiết nghĩ, cứ chăm chăm suy nghĩ cho giáo hội thì cũng là một điều tốt, nhưng sinh sống và lao động trên lãnh thổ đất nước Việt Nam, thì các cha cũng không nên truyền giảng cho con chiên của mình là không nên đóng các loại phí phúc lợi xã hội hay là các loại thuế mà để phục vụ chính người dân trong đó có giáo dân của mình. Buồn cười thay, vẫn có những vị linh mục đứng lên giúp giáo dân đấu tranh phản đối việc thu các khoản phí đôi ba chục nghìn ở nông thôn, nhưng vẫn nghĩ ra đủ thứ công trình để xây dưng mặc dù chưa cần thiết rồi huy động giáo dân đóng góp công sức và tiền của, đó là chưa kể đến việc phải đóng góp các khoản “tự nguyện” để phục vụ lễ và đủ thứ hội đoàn hoạt động, giáo dân xin lễ thì cứ vẫn cứ thu tiền đều tay…
![]() |
Nội dung các giáo xứ chia sẻ trên trang truyền thông (Ảnh: GX Mỹ Khánh)
AT.
|
COMMENTS