Theo lời mời của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng đoàn cấp cao Việt Nam đến dự Hội nghị thượng đỉnh nhóm các n...
Theo lời mời của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng đoàn cấp cao Việt Nam đến dự Hội nghị thượng đỉnh nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20). Năm nay, nước chủ nhà Nhật Bản mời Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 với tư cách khách mời đặc biệt và tham dự các hội nghị và cuộc họp trong khuôn khổ G20 năm 2019; tham gia thảo luận tại tất cả các phiên họp của Hội nghị thượng đỉnh và đóng góp ý kiến cho dự thảo Tuyên bố chung hội nghị.
Đây là lần thứ 4 trong vòng 10 năm qua, Việt Nam dự thượng đỉnh G20. Việt Nam là 1 trong 8 nước khách mời đặc biệt của nước chủ nhà Nhật Bản dự hội nghị của nhóm 20 nền kinh tế lớn, chiếm 2/3 dân số thế giới, 90% GDP toàn cầu. Trước đó, vào năm 2018 Canada cũng đã mời Việt Nam tham dự hội nghị G7. Điều này thể hiện sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế đối với uy tín và vị thế của Việt Nam, một đối tác tin cậy, có trách nhiệm đối với hoà bình, an ninh và phát triển trong khu vực.
Việt Nam khởi động quá trình hội nhập từ năm 1992 khi tham gia Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC), tiền đề cho việc gia nhập Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 1995. Sau chặng đường 20 năm, tham gia ngày càng sâu rộng với các cơ chế, tổ chức đa phương, Việt Nam đã tiến những bước dài, cho thấy vị thế và tầm quan trọng của mình trên trường quốc tế.
Việt Nam ngày hôm nay mang một bộ mặt rất khác so với những ngày đầu bước vào vũ đài chính trị khu vực trong thập niên 90. Từ sự bỡ ngỡ ban đầu, Việt Nam cho thấy tiềm năng và sự chủ động lớn trong các quyết sách cũng như đóng góp của mình cho cộng đồng quốc tế. Việc Việt Nam trở thành đại diện duy nhất của khu vực châu Á-Thái Bình Dương ứng cử vào vị trí ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an nhiệm kỳ 2020-2021 cho thấy sự ủng hộ tuyệt đối của các quốc gia trong khu vực đối với Việt Nam và là một sự khởi đầu rất tốt cho Việt Nam. Đồng thời, việc Nhật Bản mời Việt Nam tham dự hội nghị G20 cho thấy họ đã có sự công nhận vai trò kinh tế ngày càng quan trọng của Việt Nam, không những trong hiện tại mà còn cả trong tương lai.
Đây là lần thứ 4 trong vòng 10 năm qua, Việt Nam dự thượng đỉnh G20. Việt Nam là 1 trong 8 nước khách mời đặc biệt của nước chủ nhà Nhật Bản dự hội nghị của nhóm 20 nền kinh tế lớn, chiếm 2/3 dân số thế giới, 90% GDP toàn cầu. Trước đó, vào năm 2018 Canada cũng đã mời Việt Nam tham dự hội nghị G7. Điều này thể hiện sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế đối với uy tín và vị thế của Việt Nam, một đối tác tin cậy, có trách nhiệm đối với hoà bình, an ninh và phát triển trong khu vực.
Việt Nam khởi động quá trình hội nhập từ năm 1992 khi tham gia Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC), tiền đề cho việc gia nhập Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 1995. Sau chặng đường 20 năm, tham gia ngày càng sâu rộng với các cơ chế, tổ chức đa phương, Việt Nam đã tiến những bước dài, cho thấy vị thế và tầm quan trọng của mình trên trường quốc tế.
Việt Nam ngày hôm nay mang một bộ mặt rất khác so với những ngày đầu bước vào vũ đài chính trị khu vực trong thập niên 90. Từ sự bỡ ngỡ ban đầu, Việt Nam cho thấy tiềm năng và sự chủ động lớn trong các quyết sách cũng như đóng góp của mình cho cộng đồng quốc tế. Việc Việt Nam trở thành đại diện duy nhất của khu vực châu Á-Thái Bình Dương ứng cử vào vị trí ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an nhiệm kỳ 2020-2021 cho thấy sự ủng hộ tuyệt đối của các quốc gia trong khu vực đối với Việt Nam và là một sự khởi đầu rất tốt cho Việt Nam. Đồng thời, việc Nhật Bản mời Việt Nam tham dự hội nghị G20 cho thấy họ đã có sự công nhận vai trò kinh tế ngày càng quan trọng của Việt Nam, không những trong hiện tại mà còn cả trong tương lai.
COMMENTS