Những ngày gần đây, trong vụ việc nữ sinh lớp 9 ở Hưng Yên nhập viện vì bị các bạn đánh, đau xót hơn cả nỗi đau thể xác là việc các bạn học ...
Những ngày gần đây, trong vụ việc nữ sinh lớp 9 ở Hưng Yên nhập viện vì bị các bạn đánh, đau xót hơn cả nỗi đau thể xác là việc các bạn học làm ngơ khi bạn mình bị làm nhục. Cộng đồng mạng lại bắt đầu bài ca chửi giáo dục. Sự thật hiển nhiên là không một thầy cô giáo nào dạy học sinh là đánh nhau hay hiếp dâm tập thể bạn, và cũng chắc chắn một điều là không một ngôi trường nào cổ súy cho việc đánh nhau. Những năm gần đây, nhìn thấy những cảnh đánh nhau của học sinh và người ta bắt đầu tìm kiếm nguyên nhân để mổ xẻ và đổ lỗi. Nhưng chung quy lại vì đâu không ai biết được và mọi tội vạ đổ lên đầu “giáo dục”.
Ngày trước những giang hồ đầu bò đầu búa, đều bị gán cho biệt danh "nhà không có ai dạy, quân vô học, hay gia đình không quan tâm, xã hội xa lánh", ngày đó dân anh chị thường bị xã hội nhìn với ánh mắt không thiện cảm. Ngày nay thì sao? mỗi ngày lên youtube đập vào mắt mình là những clip nào đòi thanh toán lẫn nhau, nào là bảo kê đòi nợ thuê, nào là những thú chơi ngông mà những người từng “nhúng chàm” tù tội. Những clip được tung hô tán thưởng, những kênh anh chị xã hội có lượt người xem đông đảo. Tài khoản “dân bốc bát họ” có hàng trăm ngàn người theo dõi và ngưỡng mộ, đa phần lớp trẻ. Chúng ta lờ mờ nhận ra rằng giới trẻ ngày nay họ thần tượng những đối tượng đó hơn cả danh nhân lịch sử, hơn cả những bài học từ ngàn xưa cha ông để lại.
Sự xuống cấp về nhận thức và có cái nhìn lệch chuẩn về xã hội, nó bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Mà suy cho cùng gia đình là điều quan trọng hơn cả. Đừng đổ lỗi cho xã hội hay môi trường giáo dục, mà trong khi bản thân người lớn vẫn tung hê những mặt trái của xã hội, đừng đổ lỗi cho nhà trường khi mà các vị thậm chí bắt một cô giáo quỳ xuống xin lỗi vì dám phạt học sinh. Đừng đổ lỗi về xã hội khi mà các vị vẫn ủng hộ giải quyết mâu thuẫn bằng nắm đấm vũ lực. Mới đây thôi hàng trăm học sinh đã tung hô một kẻ từng vào tù ra tội, mà trong khi đó còn khoác trên mình áo học sinh một ngôi trường nào đó. Vậy nên đừng hỏi tại sao lứa trẻ ngày nay gan lỳ thậm chí có những thủ đoạn tàn độc kiểu vậy.
Giáo dục vẫn phải chịu trách nhiệm khi mà vụ việc xảy ra trong phạm vi họ quản lý, nhưng không phải tất cả.
Trên thực tế, trong các giải pháp chống lại bạo lực học đường thì giải pháp từ phía gia đình là quan trọng nhất bởi gia đình là nền tảng để giáo dục và quản lý con em mình. Hơn ai hết, gia đình phải luôn quan tâm, tạo điều kiện và nắm bắt được tâm lý của con em. Đặc biệt, công nghệ và mạng xã hội hiện rất phát triển và đây cũng là nguồn mà giới trẻ tiếp xúc với nhiều yếu tố thiếu lành mạnh cũng như dễ bị kẻ xấu lợi dụng, lôi kéo nên phụ huynh rất cần chú ý quản lý việc tiếp cận và sử dụng mạng xã hội của con cái.
Thắt chặt kiểm soát những thông tin, nội dung đăng tải trên Internet, những phim ảnh và trò chơi lưu hành ngoài thị trường, những hội nhóm được thành lập với mục đích lôi kéo giới trẻ. Chính quyền địa phương cần chủ động làm trong sạch môi trường xã hội xung quanh các cơ sở giáo dục trên địa bàn cũng như phát huy vai trò của các ban ngành, tổ chức, đoàn thể tại chỗ trong phối hợp với nhà trường và gia đình quản lý và giáo dục học sinh cá biệt, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt.
Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi nhạy cảm về tâm lý, không ổn định về nhận thức nên giải pháp tâm lý sẽ chiếm vai trò quan trọng. Trong các biện pháp giáo dục, cần tránh giáo điều khô cứng mà phải tế nhị, linh hoạt thích hợp. Theo đó, phụ huynh cần quan tâm nhiều hơn tới con cái, hiểu con; ở lớp học, giáo viên cần sâu sát với học sinh và tạo điều kiện để học sinh chia sẻ với mình nhiều hơn, từ đó xây dựng môi trường lớp học luôn cởi mở, thân thiện và gần gũi giữa các học trò.
Đặc biệt, trong xử lý các vụ việc bạo lực học đường cần có cái nhìn bao dung với sai phạm trong lứa tuổi học trò để có phương án xử lý thích hợp, mang tính răn đe và phòng ngừa chung, nhưng cũng luôn tạo cơ hội để các em vi phạm hiểu và sửa đổi. Cùng với đó, cần xử lý, nhắc nhở những hành vi và biểu hiện cổ súy bạo lực học đường như quay video clip rồi đưa lên mạng...
Để ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng bạo lực học đường thì rất cần sự chung tay của toàn xã hội, đặc biệt là sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và các ngành các cấp, các tổ chức đoàn thể xã hội để xây dựng các môi trường giáo dục nhà trường, môi trường gia đình và môi trường xã hội lành mạnh, tạo điều kiện cho học sinh phát triển hài hòa thể chất, trí tuệ, tâm hồn và đạo đức. Đừng bao giờ ỷ lại dạy học sinh chỉ mỗi nhà trường mà thôi./.
Ngày trước những giang hồ đầu bò đầu búa, đều bị gán cho biệt danh "nhà không có ai dạy, quân vô học, hay gia đình không quan tâm, xã hội xa lánh", ngày đó dân anh chị thường bị xã hội nhìn với ánh mắt không thiện cảm. Ngày nay thì sao? mỗi ngày lên youtube đập vào mắt mình là những clip nào đòi thanh toán lẫn nhau, nào là bảo kê đòi nợ thuê, nào là những thú chơi ngông mà những người từng “nhúng chàm” tù tội. Những clip được tung hô tán thưởng, những kênh anh chị xã hội có lượt người xem đông đảo. Tài khoản “dân bốc bát họ” có hàng trăm ngàn người theo dõi và ngưỡng mộ, đa phần lớp trẻ. Chúng ta lờ mờ nhận ra rằng giới trẻ ngày nay họ thần tượng những đối tượng đó hơn cả danh nhân lịch sử, hơn cả những bài học từ ngàn xưa cha ông để lại.
Sự xuống cấp về nhận thức và có cái nhìn lệch chuẩn về xã hội, nó bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Mà suy cho cùng gia đình là điều quan trọng hơn cả. Đừng đổ lỗi cho xã hội hay môi trường giáo dục, mà trong khi bản thân người lớn vẫn tung hê những mặt trái của xã hội, đừng đổ lỗi cho nhà trường khi mà các vị thậm chí bắt một cô giáo quỳ xuống xin lỗi vì dám phạt học sinh. Đừng đổ lỗi về xã hội khi mà các vị vẫn ủng hộ giải quyết mâu thuẫn bằng nắm đấm vũ lực. Mới đây thôi hàng trăm học sinh đã tung hô một kẻ từng vào tù ra tội, mà trong khi đó còn khoác trên mình áo học sinh một ngôi trường nào đó. Vậy nên đừng hỏi tại sao lứa trẻ ngày nay gan lỳ thậm chí có những thủ đoạn tàn độc kiểu vậy.
Giáo dục vẫn phải chịu trách nhiệm khi mà vụ việc xảy ra trong phạm vi họ quản lý, nhưng không phải tất cả.
Trên thực tế, trong các giải pháp chống lại bạo lực học đường thì giải pháp từ phía gia đình là quan trọng nhất bởi gia đình là nền tảng để giáo dục và quản lý con em mình. Hơn ai hết, gia đình phải luôn quan tâm, tạo điều kiện và nắm bắt được tâm lý của con em. Đặc biệt, công nghệ và mạng xã hội hiện rất phát triển và đây cũng là nguồn mà giới trẻ tiếp xúc với nhiều yếu tố thiếu lành mạnh cũng như dễ bị kẻ xấu lợi dụng, lôi kéo nên phụ huynh rất cần chú ý quản lý việc tiếp cận và sử dụng mạng xã hội của con cái.
Thắt chặt kiểm soát những thông tin, nội dung đăng tải trên Internet, những phim ảnh và trò chơi lưu hành ngoài thị trường, những hội nhóm được thành lập với mục đích lôi kéo giới trẻ. Chính quyền địa phương cần chủ động làm trong sạch môi trường xã hội xung quanh các cơ sở giáo dục trên địa bàn cũng như phát huy vai trò của các ban ngành, tổ chức, đoàn thể tại chỗ trong phối hợp với nhà trường và gia đình quản lý và giáo dục học sinh cá biệt, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt.
Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi nhạy cảm về tâm lý, không ổn định về nhận thức nên giải pháp tâm lý sẽ chiếm vai trò quan trọng. Trong các biện pháp giáo dục, cần tránh giáo điều khô cứng mà phải tế nhị, linh hoạt thích hợp. Theo đó, phụ huynh cần quan tâm nhiều hơn tới con cái, hiểu con; ở lớp học, giáo viên cần sâu sát với học sinh và tạo điều kiện để học sinh chia sẻ với mình nhiều hơn, từ đó xây dựng môi trường lớp học luôn cởi mở, thân thiện và gần gũi giữa các học trò.
Đặc biệt, trong xử lý các vụ việc bạo lực học đường cần có cái nhìn bao dung với sai phạm trong lứa tuổi học trò để có phương án xử lý thích hợp, mang tính răn đe và phòng ngừa chung, nhưng cũng luôn tạo cơ hội để các em vi phạm hiểu và sửa đổi. Cùng với đó, cần xử lý, nhắc nhở những hành vi và biểu hiện cổ súy bạo lực học đường như quay video clip rồi đưa lên mạng...
Để ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng bạo lực học đường thì rất cần sự chung tay của toàn xã hội, đặc biệt là sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và các ngành các cấp, các tổ chức đoàn thể xã hội để xây dựng các môi trường giáo dục nhà trường, môi trường gia đình và môi trường xã hội lành mạnh, tạo điều kiện cho học sinh phát triển hài hòa thể chất, trí tuệ, tâm hồn và đạo đức. Đừng bao giờ ỷ lại dạy học sinh chỉ mỗi nhà trường mà thôi./.
COMMENTS