Bất cứ ngành nghề nào cũng cần phải có lương tâm và trách nhiệm, với nghề báo lại càng phải có tâm hơn bao giờ hết. Hiện nay, báo chí đang p...
Bất cứ ngành nghề nào cũng cần phải có lương tâm và trách nhiệm, với nghề báo lại càng phải có tâm hơn bao giờ hết. Hiện nay, báo chí đang phát triển mạnh, phong phú và đa dạng, kịp thời chuyển tải các tin tức về mọi mặt đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo đảm tính khách quan, chân thực và định hướng thông tin dư luận, vừa biểu dương những mặt tích cực, vừa đấu tranh chống mặt tiêu cực, góp phần làm cho xã hội tốt đẹp hơn.
Để báo chí xứng đáng là đại diện tiếng nói cho người dân, bản thân mỗi nhà báo phải có sự nỗ lực, rèn luyện, không ngừng trau dồi về kỹ năng nghề nghiệp, chuyên môn, nghiệp vụ, thường xuyên học tập, tích lũy kiến thức, trí tuệ, phẩm chất, có cái tâm trong sáng,... đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ thời kỳ mới.
Ngoài ra, nghề báo phải tôn trọng luật pháp và các quy định của xã hội, tạo hiệu quả cho các tác phẩm, quảng bá các thông tin, bảo vệ và đề cao những giá trị nhân văn, phù hợp với truyền thống văn hóa Việt Nam, phản ánh đời sống xã hội một cách chân thật, khách quan, đưa bức tranh thực tiễn cuộc sống đến gần người dân.
Đặc biệt khi cầm bút, nhà báo phải giữ gìn lương tâm của mình, phải làm chủ được ngòi bút, không buông lỏng, xuôi dòng theo diễn biến của sự việc mà phải kiềm chế, ngăn chặn xu hướng thương mại hóa để thực hiện tốt vai trò chuyển tải, quảng bá văn hóa cho cả xã hội, tuyệt đối không tiếp tay cho những hành vi phản cảm gây bức xúc trong xã hội.
Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay thời đại công nghệ 4.0 với việc chạy theo lợi nhuận, giật tít, câu like, câu view của một số báo mạng mà một bộ phận không nhỏ nhà báo đã bất chấp tất cả để đạt được mục đích của mình, họ đã chà đạp lên nhân phẩm, cuộc sống của những cá nhân liên quan để đạt được cái gọi là lượt truy cập ấy.
Vụ việc liên quan đến cô giáo H ở Bình Thuận và em Trần Công Mẫn, học sinh lớp 10 mới đây là một minh chứng cụ thể, cá nhân người trong cuộc bị bị báo chí nước nhà giật tít xanh rờn “Chàng phi công trẻ may mắn nhất Việt Nam”. Hiệu ứng của nó chắc chắn mọi người ai cũng đã biết, chỉ một cái click chuột, cư dân mạng khắp nơi cả nước đã tiếp nhận thông tin. Nhưng có lẽ các nhà báo “tay đã nhanh hơn não” khi không thèm gặp gỡ những người trong cuộc để phỏng vấn để có thông tin chính xác trước khi viết bài và đăng tải. Mà quyền và nghĩa vụ của nhà báo đã quy định rõ ràng tại Luật báo chí ban hành ngày 5 tháng 04 năm 2016.
Ấy vậy mà các nhà báo đã sử dụng hay nói cách khác là lạm dụng các quyền của mình một cách rất linh hoạt. Thế nhưng các nghĩa vụ thì không được thực thi. Khi cô giáo H và phụ huynh học sinh Trần Công Mẫn chính thức lên tiếng để minh oan cho những gì mà các nhà báo đã thêu dệt thì họ lại lặn mất tăm. Với nghĩa vụ và lương tâm người làm báo họ phải đính chính lại những thông tin mà họ đăng tải chưa chính xác và đầy đủ để định hướng lại dư luận. Chỉ vì câu view, câu like và lợi nhuận mà họ đã quên đi nghĩa vụ và bán rẻ lương tâm của mình. Thật sự đáng buồn cho một số nhà báo hiện nay. Có lẽ trước khi đăng bài xin hãy thực thi đầy đủ quyền và nghĩa vụ của nhà báo theo luật báo chí. Các nhà báo nên nhớ rằng, pháp luật đã quy định “ nhà báo phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và người đứng đầu cơ quan báo chí về nội dung tác phẩm của mình và về những hình vi vi phạm pháp luật”; “Phải cải chính, xin lỗi trong trường hợp thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự nhân phẩm của cá nhân”.
Thiết nghĩ, đã là mang trong mình tư cách là nhà báo, như Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh thời đã nói “Cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng. Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ...”. Người cũng nhắc nhở các nhà báo phải sử dụng đúng sức mạnh của ngòi bút, ngôn từ, viết đúng sự thật; đồng thời, phải không ngừng tu dưỡng đạo đức cách mạng, nâng cao trình độ nghề nghiệp, biết tự trang bị kiến thức, vốn sống, bản lĩnh nghề nghiệp để tự bảo vệ mình trong tác nghiệp và không bị cám dỗ, sa ngã trước những lợi ích vật chất./.
Để báo chí xứng đáng là đại diện tiếng nói cho người dân, bản thân mỗi nhà báo phải có sự nỗ lực, rèn luyện, không ngừng trau dồi về kỹ năng nghề nghiệp, chuyên môn, nghiệp vụ, thường xuyên học tập, tích lũy kiến thức, trí tuệ, phẩm chất, có cái tâm trong sáng,... đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ thời kỳ mới.
Ngoài ra, nghề báo phải tôn trọng luật pháp và các quy định của xã hội, tạo hiệu quả cho các tác phẩm, quảng bá các thông tin, bảo vệ và đề cao những giá trị nhân văn, phù hợp với truyền thống văn hóa Việt Nam, phản ánh đời sống xã hội một cách chân thật, khách quan, đưa bức tranh thực tiễn cuộc sống đến gần người dân.
Đặc biệt khi cầm bút, nhà báo phải giữ gìn lương tâm của mình, phải làm chủ được ngòi bút, không buông lỏng, xuôi dòng theo diễn biến của sự việc mà phải kiềm chế, ngăn chặn xu hướng thương mại hóa để thực hiện tốt vai trò chuyển tải, quảng bá văn hóa cho cả xã hội, tuyệt đối không tiếp tay cho những hành vi phản cảm gây bức xúc trong xã hội.
Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay thời đại công nghệ 4.0 với việc chạy theo lợi nhuận, giật tít, câu like, câu view của một số báo mạng mà một bộ phận không nhỏ nhà báo đã bất chấp tất cả để đạt được mục đích của mình, họ đã chà đạp lên nhân phẩm, cuộc sống của những cá nhân liên quan để đạt được cái gọi là lượt truy cập ấy.
Vụ việc liên quan đến cô giáo H ở Bình Thuận và em Trần Công Mẫn, học sinh lớp 10 mới đây là một minh chứng cụ thể, cá nhân người trong cuộc bị bị báo chí nước nhà giật tít xanh rờn “Chàng phi công trẻ may mắn nhất Việt Nam”. Hiệu ứng của nó chắc chắn mọi người ai cũng đã biết, chỉ một cái click chuột, cư dân mạng khắp nơi cả nước đã tiếp nhận thông tin. Nhưng có lẽ các nhà báo “tay đã nhanh hơn não” khi không thèm gặp gỡ những người trong cuộc để phỏng vấn để có thông tin chính xác trước khi viết bài và đăng tải. Mà quyền và nghĩa vụ của nhà báo đã quy định rõ ràng tại Luật báo chí ban hành ngày 5 tháng 04 năm 2016.
Ấy vậy mà các nhà báo đã sử dụng hay nói cách khác là lạm dụng các quyền của mình một cách rất linh hoạt. Thế nhưng các nghĩa vụ thì không được thực thi. Khi cô giáo H và phụ huynh học sinh Trần Công Mẫn chính thức lên tiếng để minh oan cho những gì mà các nhà báo đã thêu dệt thì họ lại lặn mất tăm. Với nghĩa vụ và lương tâm người làm báo họ phải đính chính lại những thông tin mà họ đăng tải chưa chính xác và đầy đủ để định hướng lại dư luận. Chỉ vì câu view, câu like và lợi nhuận mà họ đã quên đi nghĩa vụ và bán rẻ lương tâm của mình. Thật sự đáng buồn cho một số nhà báo hiện nay. Có lẽ trước khi đăng bài xin hãy thực thi đầy đủ quyền và nghĩa vụ của nhà báo theo luật báo chí. Các nhà báo nên nhớ rằng, pháp luật đã quy định “ nhà báo phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và người đứng đầu cơ quan báo chí về nội dung tác phẩm của mình và về những hình vi vi phạm pháp luật”; “Phải cải chính, xin lỗi trong trường hợp thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự nhân phẩm của cá nhân”.
Thiết nghĩ, đã là mang trong mình tư cách là nhà báo, như Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh thời đã nói “Cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng. Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ...”. Người cũng nhắc nhở các nhà báo phải sử dụng đúng sức mạnh của ngòi bút, ngôn từ, viết đúng sự thật; đồng thời, phải không ngừng tu dưỡng đạo đức cách mạng, nâng cao trình độ nghề nghiệp, biết tự trang bị kiến thức, vốn sống, bản lĩnh nghề nghiệp để tự bảo vệ mình trong tác nghiệp và không bị cám dỗ, sa ngã trước những lợi ích vật chất./.
COMMENTS