Chiến thắng biên giới Tây Nam thắng lợi vào ngày 7/1/1979, thời gian đã trôi qua nhiều năm nhưng nhân dân 2 nước Việt Nam-Campuchia vẫn còn...
Chiến thắng biên giới Tây Nam thắng lợi vào ngày 7/1/1979, thời gian đã trôi qua nhiều năm nhưng nhân dân 2 nước Việt Nam-Campuchia vẫn còn nhớ về ngày này, nhớ đến ý nghĩa lịch sử của chiến thắng biên giới Tây Nam. Đó đều là những mốc thời gian lịch sử hào hùng một thời mà nhân dân 2 nước không thể nào quên.
Do bị các thế lực phản động, thù địch nước ngoài kích động nhằm thực hiện âm mưu, chiến lược phá hoại mối quan hệ liên minh đoàn kết chiến đấu giữa ba nước Việt Nam - Lào - Cam-pu-chia nói chung và giữa hai nước Việt Nam - Cam-pu-chia nói riêng, tháng 4-1975, sau khi lên nắm quyền, tập đoàn Pôn Pốt đã phản bội lại sự nghiệp cách mạng của nhân dân Cam-pu-chia và phá hoại truyền thống đoàn kết, hữu nghị của nhân dân hai nước, thực hiện chính sách diệt chủng ở Cam-pu-chia và xâm lược biên giới Tây Nam của Việt Nam. Đi đôi với hành động xâm lược, tập đoàn phản động Pôn Pốt ra sức tuyên truyền, bôi nhọ hình ảnh Việt Nam, kích động tâm lý chống Việt Nam, coi Việt Nam là “kẻ thù truyền kiếp”, “kẻ thù số 1”. Trước hành động gây hấn và mở rộng chiến tranh của kẻ địch, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã kiềm chế và kiên trì thực hiện chính sách hòa bình, hữu nghị với Nhà nước Cam-pu-chia dân chủ, bất chấp mọi nỗ lực ngoại giao hòa bình của Việt Nam, tập đoàn phản động Pôn Pốt ra sức tuyên truyền xuyên tạc lịch sử, chủ động gây ra các vụ xung đột, lấn chiếm biên giới Tây Nam Việt Nam; huy động phần lớn sức mạnh quân sự, hàng chục sư đoàn chủ lực và nhiều trung đoàn địa phương tiến hành cuộc chiến tranh xâm chiếm biên giới Tây Nam Việt Nam. Đi đến đâu, chúng tàn phá làng mạc, giết hại dã man người dân, kể cả người già, phụ nữ, trẻ em Việt Nam, buộc chúng ta phải chọn con đường đứng lên thực hiện quyền tự vệ chính đáng.
Cuối năm 1978 dưới sự lãnh đạo của Đảng và Quân ủy Trung ương, Quân tình nguyện Việt Nam gồm Quân đoàn 2, Quân đoàn 3, Quân đoàn 4, và các đơn vị quân chủng Hải quân, Quân khu 5, Quân khu 7, Quân khu 9, phòng không không quân cùng thực hiện các nhiệm vụ phối hợp với quân Campuchia tiến công Pôn Pốt. Ở Hướng Tây Bắc sau sự tiến công của quân khu 5 và 7 chúng ta đã giải phóng được các tỉnh miền Đông Campuchia, những ngày tiếp theo chúng ta mở tiếp các cuộc tiến công và đã giải phóng được nhiều tỉnh Công-pông Thom, Bát-tam-bang, Xiêm Riệp, Puốc-xát.
Thời gian sau, hướng quân khu 2 và quân đoàn 2 ta đã thực hiện chiến dịch tổng tiến công tiêu diệt ở khu vực Ki-ri-vông, Prô-chrây, Ta-Pông, Sê-kê, Tun-liếp… Theo chỉ thị của Bộ chính trị thì trước ngày 8/1 chúng ta cần giải phóng Phnôm Pênh. 6/1/1979 quân đội ta cùng với quân Campuchia cùng nhau tổng tiến công từ nhiều hướng, hướng quân đoàn số 4 sau khi đi qua khu vực lầy sẽ tiến công đánh vào đồn phòng ngự của địch ở trên đường số 1, 7/1 ta phối hợp với quân Campuchia đi theo đường sông Mê Công giết được 260 quân địch, 11 giờ ngày 7/1 ta tiến vào Phnôm Pênh giành lại cơ quan trung ương, đài phát thanh, sứ quán.
Quân tình nguyện Việt Nam phối hợp chiến đấu với quân đội yêu nước Campuchia trong chiến dịch giải phóng đất nước chùa Tháp, 1/1979.
Sáng 6/1 Quân đoàn 3 đánh chiếm thị xã Công-pông, ta đã đập tan phòng ngự của 2000 quân địch. Sáng 7/1 ta tiến công theo trục đường số 7, đánh thắng giặc ở Phu-chê, ta tiếp tục tiến lên đánh chiếm kho xăng, kho súng, kho đạn. Ở quân khu 9, ngày 6/1 ở các vị trí Thnốt-bấc, Ta-keo, Ta Ni ta đã đập tan 4 tuyến phòng ngự của quân địch, từ đó quân đội ta thuận lợi đi vào đánh chiếm sân bay Pô-chen-tông. 17 giờ ngày 7/1 quân tình nguyện Việt nam cùng nhân dân Campuchia đã hoàn toàn chiếm đóng Phnôm Pênh, tiếp đó chúng ta tiến đến giải phóng các thành phố, xã, thị chấn, các vùng nông thôn. Nước Campuchia từ đây đã được tự do, độc lập, thoát khỏi họa diêt chủng Pot Pol.
Chiến thắng ngày 7/1/1979 mang một ý nghĩa lịch sử đối với người dân Việt Nam và Campuchia. Ngày 8/1 Chủ tịch Hêng Xom-rin được Hội đồng nhân dân cách mạng Campuchia bầu ra, Campuchia trở thành một nước có nền độc lập cộng hòa dân chủ, nước đã xóa bỏ hết chế độ diệt chủng Pôn Pốt. Thắng lợi ngày 7/1/1979 giúp quan hệ giữa Việt Nam và Campuchia thêm gắn bó thể hiện tình làng xóm hữu nghị tối lửa tắt đèn có nhau của 2 dân tộc. Cả 2 nước đã cùng nhau đoàn kết chống lại chế độ diệt chủng Pôn Pốt dã man, cứu Campuchia thoát khỏi tình thế hiểm nghèo, đất nước Campuchia từ đây được hồi sinh. Những công lao và sự hy sinh của 2 quốc gia dành cho nhau là vô cùng cao cả, nước Việt Nam ta vô cùng hào hiệp khi giang tay giúp bạn láng giềng thoát khỏi họa diệt chủng. Quốc vương Xi-ha-núc từng nói : ” Nếu không có nước Việt Nam đuổi đi giặc Pôn Pốt thì có lẽ người dân nước chúna ta đã bị chết rât nhiều. Vì vậy ta và mọi người đã sống sót, chúng ta có thể nói với bạn bè trong và ngoài nước rằng Đảng ta không hề mắc sai lầm khi nhờ sự giúp đỡ của Việt Nam, nhờ vậy mà nước ta được giải phóng”.
Sau thắng lợi ngày 7/1/1979 quan hệ giữa 2 nước ta và Campuchia ngày càng trở nên tốt đẹp hơn, chúng ta chuyển sang một thời kỳ mới đó là thời kỳ độc lập tự do phát triển và xây dựng tình hữu nghị giữa 2 nước ngày một bền vững, 2 nước đẩy mạnh hợp tác toàn diện trên tất cả mọi mặt, 2 nước luôn tôn trọng quyền độc lập dân tộc của nhau, tôn trọng lợi ích của 2 bên, cùng giúp đỡ nhau phát triển vững mạnh. Chúng ta luôn trân trọng những gì mà chúng ta đang có, một tình hữu nghị láng giềng tốt đẹp, chúng ta luôn tin tưởng mối quan hệ giữa 2 nước sẽ luôn tốt đẹp và ngày càng phát triển sâu rộng, chúng ta hợp tác cùng nhau phát triển đất nước trong tình hình mới, quan hệ giữa đảng, nhà nước, quân đội, nhân dân ngày một gắn bó phát triển sâu rộng, chúng ta hướng tới sự hạnh phúc, phát triển của 2 nước, hợp tác bền vững với nhau vì một nền hòa bình ổn định, độc lập dân chủ lâu dài, nước ta hi vọng trong những năm mới sẽ trở thành một nước phát triển được quốc tế biết đến.
COMMENTS