Thời gian gần đầy, cùng với việc Ủy ban Kiểm tra T.Ư quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Chu Hảo ...
Thời
gian gần đầy, cùng với việc Ủy ban Kiểm tra T.Ư quyết định thi hành kỷ luật bằng
hình thức khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Chu Hảo, đã có một số nhà tri thức
nổi tiếng như nhà văn Nguyên Ngọc, PGS-TS. Mạc Văn Trang, cựu đại sứ Nguyễn
Trung… đồng thời tuyên bố “bỏ Đảng” để phản đối quyết định kỷ luật ông Chu Hảo.
Nhìn lại lịch sử, thời điểm sau khi Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu tan rã,
từng có lúc một bộ phận đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam hoang mang, dao động,
thậm chí trả thẻ Đảng chứ không phải chỉ một vài người cá biệt làm đơn xin ra
khỏi Đảng như hiện nay. Nhưng cũng phải nói rằng, vào thời điểm đó, tình hình
chính trị - xã hội trong và ngoài nước hết sức bất ổn, đời sống nhân dân còn gặp
nhiều khó khăn. Nhưng dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, Việt Nam đã thực hiện
công cuộc đổi mới toàn diện, đất nước đang thay da đổi thịt, trở nên tươi đẹp
hơn từng ngày.
Ông Chu Hảo, Giám đốc - Tổng Biên tập Nhà xuất bản Tri thức
Có
thể nói, những người tuyên bố “bỏ Đảng” hiện nay đều xuất phát từ những bức xúc
cá nhân, những bất mãn riêng. Trước đó, hầu hết họ đều đã có những tuyên bố,
bài viết, bài trả lời phỏng vấn báo chí nước ngoài… thể hiện quan điểm ngược lại
với chủ trương, đường lối của Đảng, cố tình xuyên tạc tình hình của đất nước.
Như
nhà văn Nguyên Ngọc, là một nhà văn nổi tiếng, nhưng ông lại cùng một số văn
nghệ sĩ khác thành lập cái gọi là “Văn đoàn độc lập”; tham gia ký tên kiến nghị
trước quyền lãnh đạo của Đảng; kích động người dân tham gia biểu tình ủng hộ
phát động chiến tranh với Trung Quốc. Còn như cựu đại sứ Nguyễn Trung, từng là
một cán bộ cấp cao, một Đảng viên lão thành, nhưng ông đã cùng một số người
khác ký tên trong thư gửi Bộ Chính trị yêu cầu "đổi tên đảng, tên nước, từ
bỏ chủ thuyết Mác – Lênin”. Những người trên đã suy thoái về tư tưởng chính trị,
đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa". Họ
không chỉ phủ định sự lãnh đạo của Đảng, mà còn phủ định mục tiêu, lý tưởng của
mình khi đứng vào hàng ngũ của Đảng mà còn phủ định. Khẳng định rằng, việc họ
tuyên bố “bỏ Đảng” không thể tạo thành tác động đáng kể nào đối với sự vững mạnh
của Đảng, mà Đảng còn có thể coi đây là một sự thanh lọc tự nhiên, loại bỏ đi
những khối u nhọt luôn núp dưới cái bóng Đảng viên để làm điều sai trái.
Đảng
là một tập hợp những người có chung chí hướng, là đội tiên phong của giai cấp
vô sản, với nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào
sung sướng, và Đảng phải đại diện cho quyền lợi của đại đa số quần chúng nhân
dân. Sống trong một tổ chức thì ai ít nhiều cũng có những điều không hài lòng,
bởi vậy, việc có một số cá nhân bức xúc, bất mãn với cách làm của Đảng là điều
không thể tránh khỏi. Nếu là vì muốn tốt cho Đảng, cho đất nước, họ phải phê
bình, nêu ra quan điểm bản thân để Đảng mạnh lên chứ không phải là đứng ra
tuyên bố “bỏ Đảng”, “tự ra khỏi Đảng” một cách ồn ào như thời gian vừa qua.
Ai
vào Đảng cũng thề, cũng nói suốt đời hi sinh cho chủ nghĩa cộng sản. Thế thì
lúc Đảng khó khăn không thể ngồi để phê phán rồi bỏ chạy ra khỏi Đảng, khác gì
ngoài mặt trận lại thoái lui? Đảng có khó khăn thì chúng ta phải ghé vai vào.
Đó mới là cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng đất nước.
Còn
về việc người này tuyên bố “bỏ Đảng”, người kia tuyên bố “tự ra khỏi Đảng”, rồi
lại nhận lời phỏng vấn của các trang báo nước ngoài nói rằng bản thân “cảm thấy
thất vọng” về cách làm của Đảng, coi việc ông Chu Hảo bị kỷ luật là sự xúc phạm
đối với giới trí thức. Ông Chu Hảo là một nhà tri thức đầu ngành, nhưng đồng thời
ông còn là một Đảng viên. Là một Đảng viên nhưng lại vi phạm một cách nghiêm trọng
kỷ luật Đảng, vi phạm đó phải được xử lý bằng những hình thức kỷ luật nghiêm
minh, theo đúng các quy định của Đảng. Và lại, một mình bản thân ông Chu Hảo
cũng không thể đại diện cho cả tầng lớp tri thức.
Xem
xét kĩ hơn, ta có thể thấy hành vi tuyên bố “bỏ Đảng” của một số nhà tri thức,
văn nghệ sĩ nổi tiếng có bản chất là lợi dụng uy tín, sức ảnh hưởng của bản
thân nhằm bôi nhọ danh dự, uy tín của Đảng, định hướng dư luận nhằm phục vụ cho
lợi ích của bản thân. Hành động của họ được các đối tượng phản động, chống đối tuyên
truyền, xuyên tạc thành một sự kiện lớn lao, thành một “dấu hiệu” đặc biệt. Tuy
nhiên, từ một góc nhìn khác, ta có thể coi việc một số người tuyên bố “bỏ Đảng”
là một sự đào thải, thanh lọc có tính tự nhiên trong quá trình vận động, chỉ những
đảng viên trung kiên, không bị dao động, không lệch lạc về nhận thức, tư tưởng,
mới xứng đáng là đảng viên của Đảng. Sự thanh lọc, đào thải đó có thể là điều
đáng tiếc, nhưng cũng là dịp để mỗi đảng viên khác thấy mình có trách nhiệm
hơn, tâm huyết hơn, bản lĩnh hơn!
Xem thêm bài viết: Trò khôi hài mang tên “Tự do”
COMMENTS