Cuối giờ làm việc sáng 23/10, Quốc hội đã tiến hành bỏ phiếu kín để bầu Chủ tịch nước, theo đó, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được Ban chấp ...
Cuối giờ làm việc sáng 23/10, Quốc hội đã tiến hành bỏ phiếu
kín để bầu Chủ tịch nước, theo đó, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được Ban chấp
hành Trung ương Đảng thống nhất rất cao giới thiệu để Quốc hội bầu giữ chức vụ
Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2016 - 2021.
Vào 15h ngày 23/10, Ban kiểm phiếu công bố kết
quả kiểm phiếu bầu Chủ tịch nước, theo đó, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã
trúng cử chủ tịch nước với số phiếu tuyệt đối!
![]() |
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại buổi lễ tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch nước |
Có
thể nói rằng, thời điểm hiện nay đã có đủ điều kiện để Tổng Bí thư làm Chủ tịch
nước, điều này mang lại nhiều lợi ích cho đất nước. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
là người có uy tín rất lớn do đó cử tri cũng hy vọng khi giữ thêm chức vụ, ông
tiếp tục có những đóng góp quan trọng, góp phần đưa đất nước tiến nhanh hơn
trong quá trình hội nhập.
Nhìn
từ góc độ công tác đối ngoại, việc Tổng Bí thư làm Chủ tịch nước sẽ thuận lợi
hơn trong mở rộng quan hệ
ngoại giao, thống nhất sự lãnh đạo của Đảng, thuận lợi cho thực hiện nhiệm vụ
chính trị, nâng cao được vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Còn
về công tác đối nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có uy tín rất cao, việc Quốc
hội bầu ông làm Chủ tịch nước sẽ thoả mong ước của cử tri, nhân dân cả nước,
nâng cao được uy tín của Đảng, Nhà nước trong quần chúng nhân dân. Việc Tổng Bí
thư làm Chủ tịch nước sẽ càng thuận lợi hơn trong việc triển khai các công tác.
Đặc biệt, công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực, "đốt
lò" hiện nay chắc chắn sẽ đạt hiệu quả hơn.
Trên
thế giới, tại tất cả các nước Xã hội chủ nghĩa như Lào, Cuba, Trung Quốc, Triều
Tiên, hay tại các tất cả các quốc gia khác trên thế giới thuộc các nước tư bản
phát triển, các nước đang phát triển, các nước kém phát triển dù dân chủ hay độc
tài thì người đứng đầu đảng cầm quyền đều là người đứng đầu nhà nước (đối với
các nước theo hình thức chính thể cộng hòa Tổng thống như Mỹ, Philipines...hay
cộng hòa lưỡng tính như Pháp, Nga...) hay đứng đầu chính phủ (đối với các nước
theo hình thức chính thể cộng hòa đại nghị hay còn gọi là cộng hòa nghị viện và
quân chủ lập hiến như Cộng hòa liên bang Đức, Ấn Độ, Sinhgapore, Italia, Nhật Bản,
Thái Lan...
Bởi vậy, có thể nói rằng,
việc Tổng Bí thư làm Chủ tịch nước là việc tự nhiên, hợp ý Đảng, lòng dân; vừa
phù hợp chung với xu thế lãnh đạo trên toàn thế giới./.
Chè Xanh Buổi Sáng
COMMENTS