“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng” - câu hát của Nhạc sỹ Trịnh Công Sơn gợi cho chúng ta nhiều suy nghĩ khi mà chỉ cách đây 8 tháng...
“Sống
trong đời sống cần có một tấm lòng” - câu hát của Nhạc sỹ Trịnh Công Sơn gợi
cho chúng ta nhiều suy nghĩ khi mà chỉ cách đây 8 tháng thôi, chúng ta liên tục
phải chứng kiến nhiều sự việc mà Linh mục Đặng Hữu Nam, chủ chăn “nhân lành” của
dân chúa đã gây ra với chính những giáo dân tại giáo xứ Phú Yên. Hẳn, chính những
giáo dân tại Phú Yên cũng lấy làm lạ là không hiểu tại sao cha Nam lại làm như
vậy, khi đường đường chính chính cha là một vị linh mục. Với vai trò là một
linh mục, nhiệm vụ của cha Nam là điều hành Dân Chúa, thánh hóa và rao giảng
Tin mừng, và hơn hết, cha Nam phải luôn ghi nhớ lời Thánh Phaolô đã khuyên nhủ
các tín hữu Rôma :“Cần phải phục tùng các chính quyền, không những vì sợ bị phạt,
mà còn vì lương tâm.”
![]() |
Linh mục Đặng Hữu Nam |
Nhưng
với những việc đã làm, cha Nam dường như tự cho mình có một quyền bính riêng,
như thể bầu trời này là của riêng cha vậy. Cha Nam có nhớ rằng, Giáo Hội chỉ đặt
mình trong dòng chảy tự nhiên của truyền thống Kitô giáo và là đòi hỏi nội tại
trong chính sứ mạng loan báo Tin Mừng mà thôi. Thực tế, bà con công giáo tại
giáo xứ Phú Yên nào có được yên ổn làm ăn từ khi cha Nam về giáo xứ. Nhưng vì đức
vâng lời mà họ không giám cãi một tiếng.
![]() |
Bà con giáo dân tham gia trùng tu thánh đường |
Vậy
là đã gần 8 tháng từ khi linh mục Đặng Hữu Nam nhận quyết định thuyên chuyển
khỏi giáo xứ Phú Yên trên địa phận xã An Hòa, huyện Quỳnh Lưu. Trong những ngày
này bà con giáo dân giáo xứ Phú Yên đang hối hả góp công, góp của trùng tu ngôi
thánh đường cũ và xây dựng khuôn viên giáo xứ để chuẩn bị kỷ niệm 100 năm thành
lập xứ Phú Yên và tên gọi làng. Không còn tình cảnh bà con phải suốt ngày canh
cánh đề cao cảnh giác với chính những người hàng xóm đã sống cạnh mình qua biết
bao thế hệ, không còn hình ảnh mỗi ngày lại nghe những cuộc điện thoại theo kiểu:
“Cha bị người ta chặn xe, cha bị người ta đánh...” để rồi kéo nhau đi với giáo
mác, gậy gộc, tuýt sắt..., lao vào ẩu đả với đồng loại của mình, những người
hàng xóm, những người cùng đầu đen, máu đỏ, khi tối lửa tắt đèn có nhau. Khắp đầu làng cuối xóm, chúng ta có thể bắt
gặp những hình ảnh đơn sơ, bình dị như tại khắp mọi làng quê Việt Nam. Vậy là,
bình yên đã thật sự về với Phú Yên thật rồi…(còn tiếp).
COMMENTS