Ngày 12/6 vừa qua, tại kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XIV, Luật An ninh mạng chính thức được bỏ phiếu thông qua với 423 phiếu tán thành ch...
Ngày 12/6 vừa qua, tại kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XIV, Luật An ninh mạng chính thức được bỏ phiếu thông qua với 423 phiếu tán thành chiếm 86,86%. Có thể nói đây là văn bản pháp luật tiến bộ và cấp thiết mang đậm tính nhân văn.
Khái niệm về An ninh mạng mới chỉ xuất hiện ở nước ta trong một vài năm gần đây nhưng ở hầu hết các nước phát triển đã xác định không gian mạng là một trong những mặt trận tác chiến quan trọng. Thậm chí nhiều quốc gia còn xác lập vấn đề chủ quyền đối với không gian mạng.
Trên thế giới hiện nay có khoảng 60 nước đã nghiên cứu các phương tiện gián điệp, tấn công và theo dõi mạng của các quốc gia khác; 60 quốc gia đã mua sắm các phần miền hacker chuyên dụng và theo dõi mạng; 30 nước đã thành lập đơn vị quân đội chuyên trách như: Bộ chỉ huy mạng (Cybercom) của Mỹ; đội dân quân mạng Cossack của Nga; C4I Branch của Israel; Đức thành lập bộ chỉ huy Không quân mạng và không gian thông tin (KdoCIR); Trung Quốc thành lập Tổng cục 3 trực thuộc Bộ Tổng tham mưu quân đội…
Về vấn đề an ninh mạng, các quốc gia lớn như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Đức... cũng đã ban bố hệ thống pháp luật, tình trạng an ninh không gian mạng quốc gia để ngăn ngừa các cuộc tấn công, xâm phạm đến chủ quyền quốc gia trên phạm vi không gian mạng.
Tại Việt Nam hiện nay có hơn 64 triệu người sử dụng internet đứng thứ 06 châu Á và thứ 12 trên thế giới về số lượng người dùng Internet. Cùng với sự nổi lên của các hoạt động tấn công mạng trong những năm gần đây nhắm vào Việt Nam. Theo thống kê Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam – VNCERT và Bkav, trong năm 2017, Việt Nam bị đe dọa bởi 10.000 vụ tấn công mạng, gây thiệt hại khoảng 12.300 tỷ đồng. (Có thể thấy, điển hình là các vụ tấn công mạng vào Việt Nam của nhóm tin tặc 1937CN là nhóm tin tặc khá nổi tiếng và thuộc hàng mạnh nhất Trung Quốc. Nhóm này đã gây ra 36.820 cuộc tấn công ghi nhận được. Vào tháng 5 năm 2014, khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD-981 vào vùng biển Việt Nam tuyên bố chủ quyền, nhóm tin tặc này đã tấn công hàng trăm website của Việt Nam. Ngày Quốc khánh Việt Nam năm 2014, khoảng 450 website tại Việt Nam cũng bị tấn công bởi nhóm tin tặc 1937CN. Năm 2016, nhóm tin tặc này được cho là đứng sau vụ tấn công vào các sân bay của Việt Nam). Không gian mạng đã thực sự trở thành một trong những mặt trận tác chiến quan trọng thách thức an ninh quốc gia ở nước ta.
Luật An ninh mạng gồm 7 chương, 43 điều quy định khá cụ thể và rõ ràng về các quan hệ xã hội trên không gian mạng nhằm đảm bảo an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội trên không gian mạng cũng như trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Luật An ninh mạng ra đời là cơ sở pháp lý vững chắc để đảm bảo quyền lợi cho nhân dân trên không gian mạng.
Điểm a, khoản 2, điều 26 Luật An ninh mạng quy định rõ:
Doanh nghiệp trong và ngoài nước khi cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng internet và các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam có trách nhiệm cung cấp thông tin người dùng cho lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an khi có yêu cầu bằng văn bản để phục vụ điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng. Như vậy, Bộ Công an chỉ có thẩm quyền lấy thông tin người dùng khi phục vụ điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng và phải có văn bản cụ thể mà thực tế cho thấy điều này là cần thiết trong thời đại ngày nay.
Khoản 1, Điều 8 Luật An ninh mạng có ghi rõ về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
" d) Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho các hoạt động kinh tế - xã hội..."
"đ) Hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người; đăng tải thông tin dâm ô, đồi trụy, tội ác; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng;"
"3. ...xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác."
Luật còn dành riêng Điều 17 quy định về bảo vệ thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư trên không gian mạng.
Như vậy, rõ ràng Luật An ninh mạng đang bảo vệ an ninh trật tự trên không gian mạng, bảo vệ bí mật cá nhân cho người sử dụng internet chứ không phải như một số luận điệu xuyên tạc rằng là để cơ quan an ninh có thể "nghe lén, bịt miệng" công dân.
Bên cạnh đó, Luật An ninh mạng còn thể hiện sự nhân văn khi dành hẳn Điều 29 quy định về việc bảo vệ trẻ em trên không gian mạng. Giờ đây các doanh nghiệp, tổ chức cung cấp dịch vụ trên internet buộc phải kiểm soát nội dung thông tin không để "gây nguy hại đến trẻ em, xâm phạm đến trẻ em và quyền trẻ em".
Như vậy, có thể thấy việc ban hành Luật An ninh mạng ở nước ta là cấp thiết và tiến bộ đáp ứng kịp thời yêu cầu đảm bảo lợi ích quốc gia dân tộc trong thời đại cách mạng công nghệ 4.0. Và những kẻ nơm nớp lo sợ sự ra đời của Luật này là kẻ trước nay đã và đang lợi dụng không gian mạng để tiến hành các hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm lợi ích quốc gia dân tộc. Vì vậy, hãy là một con người biết tìm hiểu, có chính kiến, đừng để bị lôi kéo rồi trở thành quân cờ phục vụ cho bọn tội phạm, phản động chống lại chính quyền lợi của bản thân mình. Là công dân chân chính, tôi ủng hộ Luật An ninh mạng.
Ducanger1975
COMMENTS