Trong thời gian gần đây tại địa bàn tỉnh Nghệ An xuất hiện một hội nhóm tự xưng là “hội cờ đỏ”, họ đã tổ chức tham gia một số sự kiện đáng c...
Trong thời gian gần đây tại địa bàn tỉnh Nghệ An xuất hiện một hội nhóm tự xưng là “hội cờ đỏ”, họ đã tổ chức tham gia một số sự kiện đáng chú ý như:
Ngày 30/5/2017 tại xã Sơn Hải, hội này đã tổ chức phản đối những việc làm của LM Nguyễn Đình Thục vì những hành vi gây rối ANTT của ông này trên điạ bàn; ngày 30/8/2017 tại xã Diễn Mỹ,Diễn Châu hội này đã tổ chức phản đối LM Nguyễn Ngọc Ngữ (quản xứ Đông Yên) về hành vi xây dựng nhà nguyện trên đất nông nghiệp và gây chia sẻ khối đại đoàn kết Lương - Giáo; chiều ngày 29/10, khoảng 700 thành viên của Hội Cờ đỏ đã tổ chức “gặp gỡ 3 miền” tại khu vực gần giáo họ Văn Thai, giáo xứ Song Ngọc. Tiếp đó, sáng ngày 30/10, khi LM Phạm Xuân Kế, quản hạt Đông Tháp, và LM Nguyễn Ngọc Ngữ, quản xứ Đông Kiều, được chính quyền cấp xã “mời đến làm việc”, sau khi buổi họp kết thúc, hai LM ra về thì có khoảng 300 người của Hội Cờ đỏ đã biểu tình, tuần hành phản đối hành vi của Nguyễn Ngọc Ngữ trong thời gian qua. Vậy “hội cờ đỏ” thực chất là gì? Hoạt động của họ ra sao?, liệu chúng ta có nên để nó tồn tại?, với tư cách là một con người không theo bất cứ phe phái nào tôi xin phép được đưa ra một số nhận định như sau: * Về tính pháp lý: - Đây là hội nhóm chưa được nhà nước cho phép hoạt động và cũng vì thế ta chưa nên gọi đó là một hội mà chỉ nên gọi là phong trào thì hợp lí hơn. - Đây hoàn toàn là phong trào tự phát không có sự can thiệp hậu thuẫn của chính quyền như các đài báo VOA, RFA, BBC… (phiên bản tiếng việt) vẫn tuyên truyền bởi vì Chính quyền không thể giật dây kích động từng đó con người nếu như trong mỗi người họ không có ý thức tự giác. *
Ngày 30/5/2017 tại xã Sơn Hải, hội này đã tổ chức phản đối những việc làm của LM Nguyễn Đình Thục vì những hành vi gây rối ANTT của ông này trên điạ bàn; ngày 30/8/2017 tại xã Diễn Mỹ,Diễn Châu hội này đã tổ chức phản đối LM Nguyễn Ngọc Ngữ (quản xứ Đông Yên) về hành vi xây dựng nhà nguyện trên đất nông nghiệp và gây chia sẻ khối đại đoàn kết Lương - Giáo; chiều ngày 29/10, khoảng 700 thành viên của Hội Cờ đỏ đã tổ chức “gặp gỡ 3 miền” tại khu vực gần giáo họ Văn Thai, giáo xứ Song Ngọc. Tiếp đó, sáng ngày 30/10, khi LM Phạm Xuân Kế, quản hạt Đông Tháp, và LM Nguyễn Ngọc Ngữ, quản xứ Đông Kiều, được chính quyền cấp xã “mời đến làm việc”, sau khi buổi họp kết thúc, hai LM ra về thì có khoảng 300 người của Hội Cờ đỏ đã biểu tình, tuần hành phản đối hành vi của Nguyễn Ngọc Ngữ trong thời gian qua. Vậy “hội cờ đỏ” thực chất là gì? Hoạt động của họ ra sao?, liệu chúng ta có nên để nó tồn tại?, với tư cách là một con người không theo bất cứ phe phái nào tôi xin phép được đưa ra một số nhận định như sau: * Về tính pháp lý: - Đây là hội nhóm chưa được nhà nước cho phép hoạt động và cũng vì thế ta chưa nên gọi đó là một hội mà chỉ nên gọi là phong trào thì hợp lí hơn. - Đây hoàn toàn là phong trào tự phát không có sự can thiệp hậu thuẫn của chính quyền như các đài báo VOA, RFA, BBC… (phiên bản tiếng việt) vẫn tuyên truyền bởi vì Chính quyền không thể giật dây kích động từng đó con người nếu như trong mỗi người họ không có ý thức tự giác. *
Về nguồn gốc hình thành và mục đích hoạt động Phong trào cờ đỏ được hình thành trong cả nước, đó là tập hợp những con người yêu quê hương đất nước, họ bất bình trước những thế lực chống phá đất nước, gây bất ổn xã hội… mà tập trung lại thành phong trào của những người yêu nước. Tại Nghệ An, sự xuất hiện của Phong trào cờ đỏ xuất phát từ sự cố ô nhiễm môi trường biển các tỉnh miền trung năm 2016. Trong lúc cả bộ máy chính quyền và người dân đang tập trung khắc phục sự cố thì tại giáo phận Vinh, một số LM cực đoan chống đối đã liên tục kích động người dân tham gia tụ tập tuần hành trái quy định, bao vây trụ sở chính quyền, gây ách tắc đường 1, thậm chí là tấn công lại lực lượng tham gia gìn giữ ANTT. Không những thế họ còn tổ chức tuyên truyền sai sự thật và tình trạng biển ở khu vực này, từ đó làm cho các ngư dân nơi đây không thể yên ổn làm ăn buôn bán, cũng chính từ nguyên nhân đó một số bộ phận quần chúng nhân dân tự phát đã tổ chức tụ họp để phản đối, lên án các hành vi trên, từ đó dẫn tới phong trào cờ đỏ như chúng ta đã thấy. Mục đích hoạt động: Những hoạt động gần đây nhất của phong trào cờ đỏ là tập trung để phản đối lại hoạt động chống phá, coi thường pháp luật của Nguyễn Đình Thục và Đặng Hữu Nam và một số LM cực đoan trong giáo phận Vinh, đòi xử lý những vị chủ chăn này trước pháp luật. Tuy nhiên theo tôi nghĩ phong trào này càng ngày sẽ càng lan rộng và sẽ đấu tranh với bất kỳ hành vi nào nhằm hoạt động chống chính quyền nhân dân và phá hoại tổ quốc. * Về khả năng tồn tại và phát triển: Trong tình hình hiện nay chắc chắn phong trào này không những sẽ tồn tại mà cònlan rộng trong cả nước vì các lí do sau: - Hiện nay các thế lực thù địch đang tăng cường móc nối và hậu thuận cho số chống đối trong nước nhằm âm mưu lật đổ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và phá hoại thành tựu mà nhân dân ta đã đạt được, đó sẽ là một trong những điều kiện tiên quyết để hình thành và phát triển phong trào này - Phong trào này được sự ủng của đại đa số quần chúng nhân dân tiến bộ, đặc biệt trong thời đại công nghệ với sự phát triển như vũ bão của Internet thì nó sẽ giúp phong trào này lan rộng trong quần chúng nhân dân nhanh chóng hơn. Điển hình hiện nay không chỉ có ở Nghệ An mà còn có ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Đồng Tháp…..
Đây là phong trào tự phát tuy nhiên hoạt động của nó hoàn toàn không vi phạm pháp vì vậy nhà nước cũng không thể ngăn cản được (đăng ký thủ tục đầy đủ, không tiến hành các hoạt động vi phạm pháp luật). Trên đây là một vài nhận định chủ quan về phong trào này, mong được tiếp thu ý kiến đánh giá của bạn đọc
Văn Ngọc
tacchienkhonggianmang.com
COMMENTS