Trên thế giới, rất nhiều nước cũng đang nghiên cứu và triển khai vấn đề yêu cầu Google, Facebook đặt máy chủ tại nước mình. Luật pháp Nga q...
Trên thế giới, rất nhiều nước cũng đang nghiên cứu và triển khai vấn đề yêu cầu Google, Facebook đặt máy chủ tại nước mình. Luật pháp Nga quy định kể từ tháng 9-2015, tất cả dữ liệu về công dân Nga phải được lưu trữ trên lãnh thổ Liên bang Nga. Trường hợp không tuân thủ sẽ bị phạt tiền và có thể ngăn chặn truy nhập. Đạo luật lưu trữ dữ liệu của Nga (có hiệu lực từ tháng 9-2015) đã đặt nhiều công ty công nghệ nước ngoài hoạt động tại nước này dưới sức ép phải “địa phương hóa” dữ liệu, máy chủ, trong đó bao gồm cả Facebook, LinkedIn, Google.
Không chí có Nga, Liên minh châu Âu đang tỏ ra quyết liệt nhất. Tám trung tâm dữ liệu của Google được đặt tại châu Âu cũng một phần vì lý do này. Thậm chí những mạng xã hội này sẽ bị phạt nặng nếu không chịu gỡ thông tin thất thiệt trong vòng 24h. Mới đây nhất, Google cũng đã đặt máy chủ tại Singapore, Đài Loan và Cu Ba.
Facebook là một mạng xã hội mang tính toàn cầu, nhưng không có nghĩa nó nằm ngoài ngoại lệ, Trung Quốc một đất nước cộng sản đã nói không với mạng xã hội này, dù ông chủ phây búc trưng ra những phần mềm kiểm duyệt dành cho thị trường trung quốc. Nhưng có vẻ dù mọi cố gắng của phây búc vẫn chưa làm hài lòng các cái đầu lãnh đạo trung hoa. Và tương lai xâm nhập thị trường này của phây búc còn mịt mù khi mà chưa có biện pháp tiếp cận hữu hiệu.
Vậy nếu có nguy cơ các mạng xã hội có rút khỏi thị trường Việt Nam hay không? Khi mà điều luật an ninh mạng được thông qua?
Xin thưa là không bao giờ có điều đó, dân kinh doanh mục đich của chúng cũng là vì tiền, và tiền, một đất nước 100 triệu dân đang trên đà phát triển. Người dùng mạng xã hội cao nhất châu á, thậm chí đứng trong top của thế giới, vậy nên chả dại gì các ông chủ tập đoàn lại tự làm khó mình, đóng cánh cửa làm ăn của mình lại. Những động thái các tập đoàn cung cấp dịch vụ tới Việt Nam trong năm gần đây đế thương lượng những điều khoản do chính phủ đề ra đã nói lên tầm quan trọng. Thậm chí youtube phải gỡ những video mà Việt Nam xem là phản động đã đủ nói lên tầm quan trọng của thị trường này. Vậy nên các tập đoàn mạng xã hội rút khỏi Việt Nam là điều hoàn toàn viễn vông. Hai bên chính phủ và các ông chủ tư bản chắc chắn sẽ ngồi lại với nhau để cùng bàn ra một phương pháp có lợi đôi bên, và chắc chắn những ông chủ như facebook hay google họ chả dại gì làm phật lòng một chính phủ đang quản lý 90 triệu dân năng động đang trên đà phát triển.
Công dân điện tử
COMMENTS