Tưởng nhớ những người đã ngã xuống trong cuộc chiến bảo vệ chủ quyền là điều nên làm và đáng được trân trọng, nhưng làm thế nào hóa bi thươ...
Tưởng nhớ những người đã ngã xuống trong cuộc chiến bảo vệ chủ quyền là điều nên làm và đáng được trân trọng, nhưng làm thế nào hóa bi thương thành hành động, để không phụ sự hy sinh của họ, bảo vệ vững chắc chủ quyền đó mới là bản lĩnh người lãnh đạo.
Cuộc chiến rạng sáng 14-3-1988 ở Gạc Ma đã đi vào lịch sử dân tộc như một dấu ấn không bao giờ phai trong tâm khảm mỗi người dân đất Việt. Trong cuộc chiến bi hùng này, 64 chiến sĩ hải quân đã hy sinh, 11 chiến sĩ bị thương…Máu của các anh đã hòa cùng biển cả, nhắc nhở thế hệ sau về tinh thần quyết tử để bảo vệ chủ quyền Tổ quốc.
Chủ tịch nước thành kính dâng hương tưởng nhớ và tri ân, tại Lễ cầu siêu tưởng niệm 64 liệt sĩ Gạc Ma.
Gần 30 năm sau cuộc chiến, đất nước vẫn chưa nguôi yên trước những “con sóng dữ” luôn rập rình đe dọa chủ quyền biển đảo, là điều khiến nhiều người, đặc biệt là người đứng đầu Nhà nước trăn trở.
Thời gian qua, các diễn đàn quốc tế và khu vực luôn được Chủ tịch nước Trần Đại Quang khéo léo tận dụng để khẳng định chủ quyền VN và cảnh báo những kẻ “đầu nóng” gây xung đột ở Biển Đông. Dưới sự chỉ đạo của ông, các lực lượng thực thi pháp luật trên biển nhiều lần kiên quyết bắt và đuổi tàu cá nước ngoài xâm phạm chủ quyền của VN. Bên cạnh những chỉ đạo cứng rắn, lần đầu tiên, qua cầu truyền hình, Chủ tịch nước trực tiếp chuyện trò, thăm hỏi, động viên, chúc tết cán bộ chiến sĩ nơi đảo xa. Cuộc trò chuyện dẫu ngắn nhưng chứa đựng bao tâm tư gửi gắm, giúp các chiến sĩ chắc tay súng nơi trùng dương sóng gió.
Chủ tịch nước chuyện trò, thăm hỏi, động viên, chúc tết quân và dân trên đảo Trường Sa Lớn, Song Tử Tây và đảo Sinh Tồn qua cầu truyền hình trực tuyến ngày 18/1/2017
Nhiều người hẳn sẽ thấy ấm lòng trước hình ảnh Chủ tịch nước thành kính dâng hương tưởng nhớ và tri ân, tại Lễ cầu siêu tưởng niệm 64 liệt sĩ Gạc Ma. Đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc hiện hữu trong nghĩa cử ấy, càng khẳng định sự quan tâm, tạo điều kiện tổ chức các buổi lễ tri ân của Đảng, Nhà nước đối với các anh hùng liệt sĩ, không một ai bị lãng quên trong “vùng tối” lịch sử.
Cuộc chiến rạng sáng 14-3-1988 ở Gạc Ma đã đi vào lịch sử dân tộc như một dấu ấn không bao giờ phai trong tâm khảm mỗi người dân đất Việt.
Nhắc nhớ không để kích động thù hận mang tính cực đoan mà từ sự thật lịch sử đó để rút ra những bài học quý giá trong cuộc đấu tranh giữ vững chủ quyền biển đảo. Ghi khắc nỗi đau để chúng ta trân trọng hòa bình, để ký ức về Gạc Ma không bao giờ bị chìm khuất trong lòng mỗi người con đất Việt. Như lời khẳng định mạnh mẽ trong thông điệp đầu năm của Chủ tịch nước: “Biển, đảo là một phần lãnh thổ thiêng liêng, không thể tách rời của Tổ quốc. Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ là trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi người con đất Việt”.
COMMENTS